Người dân được quay phim giám sát cảnh sát giao thông từ 15/11/2024 không?
Người dân được quay phim giám sát cảnh sát giao thông từ 15/11/2024 không?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định như sau:
Điều 11. Hình thức giám sát của Nhân dân
1. Thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
3. Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ.
4. Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
5. Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ;
b) Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông);
c) Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
Tuy nhiên, quy định được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 46/2024/TT-BCA quy định về hình thức giám sát của Nhân dân từ ngày 15/11/2024 như sau:
Điều 11. Hình thức giám sát của Nhân dân
1. Nhân dân được giám sát thông qua các hình thức sau:
a) Tiếp cận thông tin công khai của lực lượng Công an và trên các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật;
c) Tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ;
d) Kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
đ) Quan sát trực tiếp công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
[...]
Theo đó, từ ngày 15/11/2024, nhân dân được giám sát cảnh sát giao thông thông qua các hình thức sau:
- Tiếp cận thông tin công khai của lực lượng Công an và trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật;
- Tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ;
- Kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
- Quan sát trực tiếp công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Do đó, quy định về hình thức người dân giám sát cảnh sát giao thông thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình trước đó đã được bỏ.
Như vậy, hình thức giám sát của người dân đối với lực lượng cảnh sát giao thông qua việc quay phim sẽ không còn được áp dụng từ ngày 15/11/2024.
Người dân được ghi âm, ghi hình giám sát cảnh sát giao thông từ 15/11/2024 không? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Nhân dân tham gia vào hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ ngày 15/11/2024 được quy định như thế nào?
Theo Điều 9 Thông tư 67/2019/TT-BCA được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 46/2024/TT-BCA quy định trách nhiệm của Nhân dân tham gia vào hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ ngày 15/11/2024 như sau:
(1) Tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
(2) Tham gia cấp cứu và bảo vệ tài sản của người bị nạn, bảo vệ hiện trường trong các vụ tai nạn giao thông.
(3) Bảo vệ các công trình giao thông, thiết bị an toàn giao thông. Trường hợp phát hiện công trình, thiết bị có dấu hiệu không đảm bảo an toàn giao thông hoặc bị hư hỏng, bị xâm hại thì nhanh chóng thực hiện các biện pháp báo hiệu cho người tham gia giao thông biết và khẩn trương thông báo cho Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý công trình, thiết bị, cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.
(4) Phát hiện, ngăn chặn, tố cáo những trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông.
(5) Thông báo cho cơ quan Công an hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất các vụ tai nạn, ùn tắc giao thông; các vụ đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng, vi phạm pháp luật hình sự làm ảnh hưởng an toàn giao thông; đặt chướng ngại vật trên đường gây cản trở giao thông; ném đất, đá hoặc các vật khác vào phương tiện hoặc người tham gia giao thông; vận chuyển trái phép chất cháy, chất nổ, chất ma túy hoặc vận chuyển trái phép các hàng hóa khác; các hành vi giả danh Công an nhân dân; chống người thi hành công vụ và các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông khác.
(6) Tham gia và hưởng ứng các phong trào giữ gìn trật tự, an toàn giao thông; xây dựng văn hóa giao thông.
(7) Hỗ trợ, giúp đỡ cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ.
(8) Tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở các thành viên khác trong gia đình chấp hành tốt các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
Cảnh sát giao thông được sử dụng phương tiện, thiết bị gì khi tuần tra, kiểm soát?
Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định về tuần tra, kiểm soát công khai như sau:
Điều 10. Tuần tra, kiểm soát công khai
[...]
2. Kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông
a) Cảnh sát giao thông tổ chức lực lượng tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành để thực hiện kiểm soát, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định;
b) Tại một điểm trên đường giao thông, lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật giao thông đường bộ;
c) Khi tuần tra, kiểm soát, Cảnh sát giao thông sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (camera) được trang bị để ghi hình quá trình kiểm soát. Kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.
[...]
Theo đó, khi tuần tra, kiểm soát, Cảnh sát giao thông sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (camera) được trang bị để ghi hình quá trình kiểm soát. Kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cảnh sát giao thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?