Em ruột của Kế toán trưởng đơn vị kiểm toán có được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán không?
Em ruột của Kế toán trưởng đơn vị kiểm toán có được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán không?
Căn cứ tại Điều 28 Luật Kiểm toán nhà nước 2015, quy định về các trường hợp không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán bao gồm:
Điều 28. Các trường hợp không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán
1. Mua cổ phần, góp vốn hoặc có quan hệ về lợi ích kinh tế với đơn vị được kiểm toán.
2. Đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán của các năm tài chính được kiểm toán.
3. Trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán tại đơn vị được kiểm toán.
4. Có quan hệ là bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột với người đứng đầu, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của đơn vị được kiểm toán.
Theo đó, người có quan hệ là em ruột với người đứng đầu, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán của đơn vị được kiểm toán sẽ không được bố trí làm thành viên của Đoàn kiểm toán.
Như vậy, em ruột của Kế toán trưởng đơn vị kiểm toán không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán.
Em ruột của Kế toán trưởng đơn vị kiểm toán có được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán không? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 42 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 sẽ quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước như sau:
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước
1. Thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước có nhiệm vụ sau đây:
a) Chấp hành sự phân công và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm toán với Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán;
b) Khi tiến hành kiểm toán phải tuân theo pháp luật; tuân thủ nguyên tắc, chuẩn mực, quy trình kiểm toán và các quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước;
c) Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán; ghi nhật ký kiểm toán và tài liệu làm việc của Kiểm toán viên nhà nước; lưu giữ, bảo quản hồ sơ kiểm toán theo quy định của pháp luật;
d) Chấp hành ý kiến chỉ đạo và kết luận của Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Trưởng Đoàn kiểm toán;
đ) Chấp hành kỷ luật công tác của Tổ kiểm toán, Đoàn kiểm toán theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
[...]
Như vậy, thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước có nhiệm vụ sau đây:
- Chấp hành sự phân công và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm toán với Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán;
- Khi tiến hành kiểm toán phải tuân theo pháp luật; tuân thủ nguyên tắc, chuẩn mực, quy trình kiểm toán và các quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước;
- Thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán; ghi nhật ký kiểm toán và tài liệu làm việc của Kiểm toán viên nhà nước; lưu giữ, bảo quản hồ sơ kiểm toán theo quy định của pháp luật;
- Chấp hành ý kiến chỉ đạo và kết luận của Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Trưởng Đoàn kiểm toán;
- Chấp hành kỷ luật công tác của Tổ kiểm toán, Đoàn kiểm toán theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước có quyền được bảo đảm điều kiện và phương tiện để làm việc hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 42 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 15 Điều 1 Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 có quy định về quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước như sau:
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước
[...]
2. Thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước có quyền hạn sau đây:
a) Khi thực hiện kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
b) Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm toán;
c) Sử dụng thông tin, tài liệu của cộng tác viên Kiểm toán nhà nước; xem xét tài liệu liên quan đến hoạt động của đơn vị được kiểm toán; thu thập, bảo vệ tài liệu và bằng chứng khác; xem xét quy trình hoạt động của đơn vị được kiểm toán;
d) Bảo lưu ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm toán trong phạm vi được phân công và báo cáo Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán; trường hợp không thống nhất thì báo cáo Kiểm toán trưởng; trường hợp Kiểm toán trưởng không thống nhất thì báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước;
đ) Đề nghị Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán làm rõ lý do thay đổi những đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị của mình trong biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán;
e) Đề nghị Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán yêu cầu đơn vị được kiểm toán giải trình về những vấn đề liên quan đến việc kiểm toán; đề nghị mời chuyên gia, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước khi cần thiết;
g) Được bảo đảm điều kiện và phương tiện cần thiết để tiến hành kiểm toán.
Như vậy, thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước có quyền được bảo đảm điều kiện và phương tiện cần thiết để tiến hành kiểm toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?