04 biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV từ 15/12/2024?
04 biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV từ 15/12/2024?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Nghị định 141/2024/NĐ-CP quy định về tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV như sau:
Điều 13. Tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
1. Người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao được tham gia tuyên truyền và thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
2. Nội dung và hình thức tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định số 63/2021/NĐ-CP.
3. Thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV, bao gồm:
a) Cung cấp, hướng dẫn sử dụng bao cao su khi đáp ứng quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Nghị định này;
b) Cung cấp, hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch khi đáp ứng quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Nghị định này;
c) Dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV khi đáp ứng quy định tại Điều 9 và Điều 10 Nghị định số 63/2021/NĐ-CP;
d) Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế khi đáp ứng quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.
4. Giới thiệu người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV đến các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.
5. Các hoạt động quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh và HIV/AIDS.
Như vậy, 04 biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV từ 15/12/2024 gồm:
- Cung cấp, hướng dẫn sử dụng bao cao su khi đáp ứng quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Nghị định 141/2024/NĐ-CP
- Cung cấp, hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch khi đáp ứng quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Nghị định 141/2024/NĐ-CP.
- Dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV khi đáp ứng quy định tại Điều 9 và Điều 10 Nghị định 63/2021/NĐ-CP;
- Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế khi đáp ứng quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định 141/2024/NĐ-CP.
04 biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV từ 15/12/2024? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn của nhân viên tiếp cận công đồng trong dự phòng lây nhiễm HIV được quy định cụ thể ra sao?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 141/2024/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn của nhân viên tiếp cận cộng đồng như sau:
Điều 6. Tiêu chuẩn của nhân viên tiếp cận cộng đồng
1. Người từ đủ 18 tuổi trở lên.
2. Tự nguyện tham gia các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
3. Đã được tập huấn kiến thức về các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
Như vậy, tiêu chuẩn của nhân viên tiếp cận cộng đồng trong dự phòng lây nhiễm HIV như sau:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Tự nguyện tham gia các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
- Đã được tập huấn kiến thức về các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
Nhiệm vụ của nhân viên tiếp cận cộng đồng trong dự phòng lây nhiễm HIV là gì?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 141/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 12. Nhiệm vụ của nhân viên tiếp cận cộng đồng
1. Nhiệm vụ của nhân viên tiếp cận cộng đồng:
a) Tham gia tuyên truyền về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
b) Tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Nghị định này.
2. Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được hưởng chế độ phụ cấp và được cung cấp thiết bị, dụng cụ trong quá trình làm việc từ các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp không có các chương trình, dự án hỗ trợ kinh phí, căn cứ tình hình dịch HIV/AIDS và khả năng cân đối ngân sách của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chế độ chi trả phụ cấp đối với nhân viên tiếp cận cộng đồng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Như vậy, nhân viên tiếp cận cộng đồng trong dự phòng lây nhiễm HIV có nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ của nhân viên tiếp cận cộng đồng:
+ Tham gia tuyên truyền về can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV;
+ Tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Nghị định này.
- Nhân viên tiếp cận cộng đồng khi thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV được hưởng chế độ phụ cấp và được cung cấp thiết bị, dụng cụ trong quá trình làm việc từ các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp không có các chương trình, dự án hỗ trợ kinh phí, căn cứ tình hình dịch HIV/AIDS và khả năng cân đối ngân sách của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chế độ chi trả phụ cấp đối với nhân viên tiếp cận cộng đồng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?