Chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin cho người yêu cầu cung cấp thông tin do ai chi trả?
- Chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin cho người yêu cầu cung cấp thông tin do ai chi trả?
- Không thanh toán chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax thì có bị từ chối yêu cầu cung cấp thông tin không?
- Người yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng hình thức nào?
Chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin cho người yêu cầu cung cấp thông tin do ai chi trả?
Căn cứ Điều 12 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về chi phí tiếp cận thông tin như sau:
Điều 12. Chi phí tiếp cận thông tin
1. Công dân được cung cấp thông tin không phải trả phí, lệ phí, trừ trường hợp luật khác có quy định.
2. Người yêu cầu cung cấp thông tin phải trả chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi Tiết khoản này.
Như vậy, theo quy định, người yêu cầu cung cấp thông tin phải trả chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin.
Chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin cho người yêu cầu cung cấp thông tin do ai chi trả? (Hình từ Internet)
Không thanh toán chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax thì có bị từ chối yêu cầu cung cấp thông tin không?
Căn cứ Điều 28 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về từ chối yêu cầu cung cấp thông tin như sau:
Điều 28. Từ chối yêu cầu cung cấp thông tin
1. Cơ quan nhà nước từ chối cung cấp thông tin trong các trường hợp sau đây:
a) Thông tin quy định tại Điều 6 của Luật này; thông tin không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 7 của Luật này;
b) Thông tin được công khai theo quy định tại Điều 17 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này;
c) Thông tin được yêu cầu không thuộc trách nhiệm cung cấp;
d) Thông tin đã được cung cấp hai lần cho chính người yêu cầu, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng;
đ) Thông tin được yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan;
e) Người yêu cầu cung cấp thông tin không thanh toán chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax.
2. Trường hợp từ chối cung cấp thông tin, cơ quan nhà nước phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, cơ quan nhà nước từ chối cung cấp thông tin trong các trường hợp sau đây:
- Thông tin quy định tại Điều 6 Luật Tiếp cận thông tin 2016; thông tin không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 7 Luật Tiếp cận thông tin 2016
- Thông tin được công khai theo quy định tại Điều 17 Luật Tiếp cận thông tin 2016, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Tiếp cận thông tin 2016
- Thông tin được yêu cầu không thuộc trách nhiệm cung cấp;
- Thông tin đã được cung cấp hai lần cho chính người yêu cầu, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng;
- Thông tin được yêu cầu vượt quá khả năng đáp ứng hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan;
- Người yêu cầu cung cấp thông tin không thanh toán chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax.
Như vậy, theo quy định nêu trên, trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin không thanh toán chi phí thực tế để in, sao, chụp, gửi thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax thì sẽ bị cơ quan nhà nước từ chối cung cấp thông tin.
Lưu ý: Trường hợp từ chối cung cấp thông tin, cơ quan nhà nước phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Người yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng hình thức nào?
Căn cứ Điều 24 Luật Tiếp cận thông tin 2016 quy định về hình thức yêu cầu cung cấp thông tin như sau:
Điều 24. Hình thức yêu cầu cung cấp thông tin
1. Người yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác đến trụ sở của cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin.
Người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu điền các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin không biết chữ hoặc bị khuyết tật không thể viết yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm giúp điền các nội dung vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin;
b) Gửi Phiếu yêu cầu qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đến cơ quan cung cấp thông tin.
[.....]
Theo đó, người yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng các hình thức sau đây:
- Trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác đến trụ sở của cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp thông tin.
Người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu điền các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Tiếp cận thông tin 2016 vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin.
Trường hợp người yêu cầu cung cấp thông tin không biết chữ hoặc bị khuyết tật không thể viết yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu cung cấp thông tin có trách nhiệm giúp điền các nội dung vào Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin;
- Gửi Phiếu yêu cầu qua mạng điện tử, dịch vụ bưu chính, fax đến cơ quan cung cấp thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?
- Nghị định nghỉ hưu trước tuổi mới nhất 2025?
- Năm 2025, người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?
- Mức phạt không bằng lái xe máy 2025 là bao nhiêu?
- Lời nhận xét học sinh THPT cuối kì 1 theo Thông tư 22 năm học 2024 - 2025?