Chủ thể nào thực hiện thanh lý rừng trồng?
Có bao nhiêu hình thức thanh lý rừng trồng?
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về hình thức thanh lý rừng trồng như sau:
Điều 8. Hình thức thanh lý rừng trồng
1. Chặt bỏ, vệ sinh rừng đối với rừng trồng không có giá trị lâm sản;
2. Bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản.
3. Căn cứ vào từng loại rừng theo từng trường hợp quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng lựa chọn hình thức thanh lý rừng trồng phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương và thực hiện khai thác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.”
Theo đó, hiện tại pháp luật quy định các hình thức thanh lý rừng trồng gồm:
+ Chặt bỏ, vệ sinh rừng đối với rừng trồng không có giá trị lâm sản;
+ Bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản.
Căn cứ vào từng loại rừng (Rừng trồng đang trong giai đoạn đầu tư bị thiệt hại; Rừng trồng sau giai đoạn đầu tư bị thiệt hại) thì cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định thanh lý rừng trồng lựa chọn hình thức thanh lý rừng trồng phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương và thực hiện khai thác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
Chủ thể nào thực hiện thanh lý rừng trồng? (Hình từ Internet)
Trong trường hợp nào thì rừng trồng được thanh lý?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 7. Các trường hợp rừng trồng được thanh lý
1. Rừng trồng đang trong giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định này và không đáp ứng các chỉ tiêu nghiệm thu sau khi trồng rừng theo quy định của pháp luật về đầu tư công trình lâm sinh.
2. Rừng trồng sau giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định này và không đạt tiêu chuẩn quốc gia về rừng trồng. Chỉ khai thác tận dụng hoặc chặt bỏ đối với những cây không còn khả năng phục hồi; những cây còn khả năng phục hồi được thống kê, kiểm đếm và đề xuất giải pháp phục hồi tại Phương án thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 04 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
Theo đó, rừng trồng được thanh lý trong các trường hợp sau:
+ Rừng trồng đang trong giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP và không đáp ứng các chỉ tiêu nghiệm thu sau khi trồng rừng theo quy định của pháp luật về đầu tư công trình lâm sinh.
+ Rừng trồng sau giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP và không đạt tiêu chuẩn quốc gia về rừng trồng. Chỉ khai thác tận dụng hoặc chặt bỏ đối với những cây không còn khả năng phục hồi; những cây còn khả năng phục hồi được thống kê, kiểm đếm và đề xuất giải pháp phục hồi tại Phương án thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 04 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP.
Chủ thể nào thực hiện thanh lý rừng trồng?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng như sau:
Điều 11. Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng
1. Tổ chức có rừng trồng được thanh lý thực hiện thanh lý rừng trồng theo quyết định thanh lý được cấp có thẩm quyền ban hành.
2. Thực hiện khai thác tận dụng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Trường hợp bán lâm sản từ khai thác tận dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
3. Sau khi tổ chức thanh lý rừng trồng, tổ chức có rừng trồng được thanh lý đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý:
a) Đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư: Điều chỉnh dự án đầu tư hoặc điều chỉnh kế hoạch vốn, thiết kế và dự toán trồng rừng theo quy định của pháp luật về đầu tư công và đầu tư công trình lâm sinh;
b) Đối với rừng trồng sau giai đoạn đầu tư: Điều chỉnh giá trị hình thành tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản theo quy định của pháp luật kế toán; báo cáo, kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 126 và Điều 127 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 64 Điều 1 Nghị định số 114/2024/NĐ-CP.
4. Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện thanh lý rừng trồng với cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng ngay sau khi hoàn thành việc thanh lý rừng.
Theo đó, tổ chức có rừng trồng được thanh lý thực hiện thanh lý rừng trồng theo quyết định thanh lý được cấp có thẩm quyền ban hành.
Sau khi tổ chức thanh lý rừng trồng, tổ chức có rừng trồng được thanh lý đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 140/2024/NĐ-CP như sau:
+ Đối với rừng trồng trong giai đoạn đầu tư: Điều chỉnh dự án đầu tư hoặc điều chỉnh kế hoạch vốn, thiết kế và dự toán trồng rừng theo quy định của pháp luật về đầu tư công và đầu tư công trình lâm sinh;
+ Đối với rừng trồng sau giai đoạn đầu tư: Điều chỉnh giá trị hình thành tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản theo quy định của pháp luật kế toán; báo cáo, kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 126 và Điều 127 Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 64 Điều 1 Nghị định 114/2024/NĐ-CP.
Ngoài ra, tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện thanh lý rừng trồng với cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng ngay sau khi hoàn thành việc thanh lý rừng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?