Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu văn bản pháp luật năm 2024 tỉnh Phú Yên?
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu văn bản pháp luật năm 2024 tỉnh Phú Yên?
Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên ban hành Quyết định 129/QĐ-BTC năm 2024 Tải về Thể lệ Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu văn bản pháp luật năm 2024. Cuộc thi được phát động, tổ chức trong phạm vi tỉnh Phú Yên
Cuộc thi mở từ 7h00’ ngày 01/11/2024 và kết thúc vào 24h00’ ngày 20/11/2024. Thí sinh có thể tham gia thi vào bất cứ thời gian nào trong khung thời gian này.
Dưới đây là đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu văn bản pháp luật năm 2024 tỉnh Phú Yên:
Câu 1: Chọn cụm từ đúng điền vào chỗ trống: “Rằng đây bốn biển một nhà ...... đều là anh em
D. Bốn phương vô sản
Câu 2: Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc vào thời gian nào?
B. Tại Hội nghị Véc xay năm 1919
Câu 3: Chọn câu trả lời đúng nhất với tư tưởng Hồ Chí Minh
C. Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc
Câu 4: Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng của Hồ Chí Minh là giai đoạn nào?
A. 1890 – 1911
Câu 5: Giai đoạn Hồ Chí Minh vượt qua khó khăn, thử thách, kiên trì con đường cách mạng Việt Nam là giai đoạn nào?
C. 1930 – 1945
Câu 6: Nguyễn Ái Quốc gửi bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” tới Hội nghị Vecxay vào ngày tháng năm nào?
C. 18/6/1919
Câu 7: Hồ Chí Minh đã dùng hình tượng nào dưới đây để chỉ chủ nghĩa tư bản?
C. Con đỉa hai vòi
Câu 8: Hồ Chí Minh đã dùng bút danh gì để viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”?
D. X.Y.Z
Câu 9: Nguyễn Ái Quốc vào Đảng Xã Hội Pháp năm nào?
B. 1918
Câu 10: Ngày 27/5/1946, Hội đồng Chính phủ đã quyết định chọn ai thay Hồ Chí Minh giữ chức vụ Chủ Tịch nước trong thời gian người đi vắng?
C. Huỳnh Thúc Kháng
Câu 11: Trong nhiều bài nói, bài viết, Hồ Chí Minh đã nêu lên “5 đức tính tốt” chủ yếu của người cán bộ cách mạng. Đó là các đức tính nào?
B. Nhân – Nghĩa – Trí – Dũng – Liêm
Câu 12: Nguyễn Sinh Cung đổi tên là Nguyễn Tất Thành năm nào?
A. 1901
Câu 13: Trong lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao Động, Hồ Chí Minh nói: “Mục đích của Đảng Lao Động Việt Nam có thể gồm trong tám chữ là: ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC”. Buổi ra mắt đó vào lúc nào?
B. 3/3/1951
Câu 14: “Không chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nuớc, nhất định không chịu làm nô lệ”. Lời khẳng định đanh thép này được trích trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh. Lời kêu gọi đó được viết vào thời gian nào?
A. 19/12/1946
Câu 15: Địa danh đầu tiên Hồ Chí Minh đạt chân đến khi mới về nước , tại Cột móc 108 trên biên giới Việt - Trung thuộc huyện nào của tỉnh nào?
D. Hà Quảng – Cao Bằng
Câu 16: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng háy xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội “vừa hồng vừa chuyên”. Câu nói đó của Hồ Chí Minh trong văn kiện nào?
D. Bản Di chúc
Câu 17: Chọn phương án trả lời đúng cho câu hỏi sau: cách mạng giải phóng dân tộc có khả năng chủ động giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc vì:
D. Nhân dân ở các nước thuộc địa căm thù chủ nghĩa đế quốc và khát khao được độc lập.
Câu 18: Theo Hồ Chí Minh, học Chủ nghĩa Mác – Lênin để làm gì?
A. Năm vững lý luận
Câu 19: Loại giặc Hồ Chí Minh cho là “giặc nội xâm” là:
C. Tham ô, lãng phí, quan liêu
Câu 20: “Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết đinh cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Đoạn văn trên dược trích từ văn kiện nào?
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chi Minh
Lưu ý: Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu văn bản pháp luật năm 2024 tỉnh Phú Yên chỉ mang tính chất tham khảo!
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu văn bản pháp luật năm 2024 tỉnh Phú Yên? (Hình từ Internet)
Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải dựa trên các căn cứ nào?
Căn cứ Điều 32 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức:
Điều 32. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của cơ quan, tổ chức
1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội thì có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
2. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
b) Kết quả tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách của dự án luật, pháp lệnh;
c) Yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh;
d) Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải dựa trên các căn cứ sau:
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước
- Kết quả tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách của dự án luật, pháp lệnh
- Yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh
- Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
Cơ quan lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 36 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định cơ quan lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm như sau:
- Đăng tải báo cáo tổng kết, báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ, cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức có đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Thời gian đăng tải ít nhất là 30 ngày
- Lấy ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và giải pháp thực hiện chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Trong trường hợp cần thiết, tổ chức họp để lấy ý kiến về những chính sách cơ bản trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh
- Tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu trên cổng thông tin điện tử
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?