Ban hành Nghị định 141/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người?
- Ban hành Nghị định 141/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người?
- Đối tượng nào được nhà nước hỗ trợ tối thiểu 95% chi phí điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế?
- Người nhiễm HIV được cung cấp dịch vụ xét nghiệm sàng lọc HIV khi nào?
Ban hành Nghị định 141/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người?
Ngày 28/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 141/2024/NĐ-CP Tải về quy định chi tiết về Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) về:
- Các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV trừ các biện pháp đã được quy định tại Nghị định 63/2021/NĐ-CP
- Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
- Tư vấn và xét nghiệm HIV
- Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng.
- Quản lý, phân phối, sử dụng thuốc kháng HIV và thuốc thay thế
Nghị định 141/2024/NĐ-CP Tải về có hiệu lực từ ngày 15/12/2024
Ban hành Nghị định 141/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được nhà nước hỗ trợ tối thiểu 95% chi phí điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế?
Căn cứ Điều 37 Nghị định 141/2024/NĐ-CP Tải về quy định chế độ đối với người tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế:
Điều 37. Chế độ đối với người tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
1. Nguồn kinh phi mua thuốc thay thế để cấp miễn phí cho người tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn tài trợ, viện trợ, đầu tư, tặng cho của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
c) Các nguồn tài chính hợp pháp khác.
2. Ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí khám sức khỏe, chi phí điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho các đối tượng tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trong cơ sở quản lý.
3. Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 95% chi phí khám sức khỏe và chi phí điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho người đang tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế đối với các đối tượng sau đây:
a) Thương binh;
b) Người bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
[...]
Như vậy, đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 95% chi phí khám sức khỏe và chi phí điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế bao gồm:
- Thương binh
- Người bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
- Người thuộc hộ nghèo
- Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa
- Trẻ em mồ côi
- Người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng
Người nhiễm HIV được cung cấp dịch vụ xét nghiệm sàng lọc HIV khi nào?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 141/2024/NĐ-CP Tải về quy định cung cấp dịch vụ tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV, cung cấp sinh phẩm tự xét nghiệm HIV:
Điều 14. Cung cấp dịch vụ tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV, cung cấp sinh phẩm tự xét nghiệm HIV
1. Người nhiễm HIV, người có hành vi nguy cơ cao được thực hiện các hoạt động sau:
a) Cung cấp dịch vụ tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS khi đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định này;
b) Cung cấp dịch vụ xét nghiệm sàng lọc HIV khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 39 Nghị định này;
c) Cung cấp sinh phẩm tự xét nghiệm HIV thuộc danh mục hàng hóa thông thường theo quy định của pháp luật về quản lý thiết bị y tế.
[...]
Theo quy định trên, người nhiễm HIV được cung cấp dịch vụ xét nghiệm sàng lọc HIV khi đáp ứng điều kiện sau:
[1] Xét nghiệm sàng lọc HIV do cơ sở y tế cung cấp:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung tại khoản 8 Điều 40 Nghị định 96/2023/NĐ-CP hoặc Nghị định 103/2016/NĐ-CP thì phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
- Nhân sự: nhân viên xét nghiệm có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên thuộc một trong các chuyên ngành y, hoặc dược, hoặc sinh học, hoặc hóa học và có giấy chứng nhận hoàn hành tập huấn về kỹ thuật xét nghiệm HIV
- Có thiết bị xét nghiệm và bảo quản sinh phẩm, mẫu bệnh phẩm phù hợp với kỹ thuật xét nghiệm HIV mà cơ sở đó thực hiện
- Cơ sở vật chất: có địa điểm cố định.
[2] Xét nghiệm sàng lọc HIV tại cộng đồng:
- Người làm xét nghiệm có giấy chứng nhận hoàn thành tập huấn về tư vấn, xét nghiệm HIV
- Có dụng cụ xét nghiệm, bảo quản sinh phẩm phù hợp với loại sinh phẩm xét nghiệm HIV được sử dụng
- Địa điểm xét nghiệm phải bằng phẳng, sạch sẽ, đủ ánh sáng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống HIV có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?