Tín dụng Nhà nước là gì? Tín dụng Nhà nước có đặc điểm như thế nào?

Tín dụng Nhà nước là gì? Tín dụng Nhà nước có đặc điểm như thế nào? Các tổ chức tín dụng nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại tại Ngân hàng CSXH là bao nhiêu?

Tín dụng Nhà nước là gì? Tín dụng Nhà nước có đặc điểm như thế nào?

Tín dụng Nhà nước là gì?

Tín dụng nhà nước là các hoạt động vay trả giữa Nhà nước với những tác nhân khác trong nền kinh tế, thông qua các hoạt động Nhà nước đi vay để phục vụ cho mục đích huy động vốn bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước hoặc mở rộng quy mô đầu tư của Nhà nước để xây dựng Tổ quốc và Nhà nước cho vay thực hiện những mục tiêu kinh tế quan trọng, hỗ trợ những đối tượng khó khăn trong xã hội để xây dựng và phát triển xã hội bền vững.

Tín dụng Nhà nước có đặc điểm như thế nào?

Tín dụng nhà nước cho vay với lãi suất ưu đãi; theo kế hoạch, chủ trương của Nhà nước để thực hiện mục tiêu, định hướng của Nhà nước; lãi suất vay hấp dẫn và ổn định hơn so với ngân hàng thương mại.

Một số hình thức tín dụng nhà nước:

- Phát hành trái phiếu Chính phủ:

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 01/2011/NĐ-CP thì trái phiếu Chính phủ là loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành nhằm huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của nhà nước.

+ Trong hoạt động bán trái phiếu chính phủ: Nhà nước là người vay tiền có nghĩa vụ trả nợ.

+ Thời hạn trái phiếu thường từ 1 năm trở nên, công trái xây dựng Tổ quốc còn có thời hạn dài hơn, thường là 5 năm.

+ Trái phiếu chính phủ có thể mua bán, cầm cố tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác để vay vốn hoặc có thể bán lại trên thị trường chứng khoán.

- Tín dụng cho vay từ ngân hàng chính sách xã hội:

+ Ngân hàng chính sách xã hội là tổ chức tín dụng nhà nước được thành lập để cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay. Khác với ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán.

+ Ngân hàng chính sách xã hội có hai phương thức cho vay: cho vay trực tiếp và cho vay uỷ thác trong đó uỷ thác là chủ yếu. Ngân hàng thực hiện uỷ thác một số công đoạn trong quy trình cho vay cho các Hội, Đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đối tượng cho vay phải là đối tượng được quy định trong các chương trình ưu đãi của Nhà nước giao cho ngân hàng này thực hiện. Ngân hàng có mạng lưới rộng khắp ở các địa phương đề cung cấp dịch vụ tín dụng nhanh chóng, kịp thời, tiện lợi cho người dân.

Tín dụng Nhà nước là gì? Tín dụng Nhà nước có đặc điểm như thế nào?

Tín dụng Nhà nước là gì? Tín dụng Nhà nước có đặc điểm như thế nào? (Hình từ Internet)

Các tổ chức tín dụng nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách xã hội là bao nhiêu?

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 21/2021/TT-NHNN quy định như sau:

Điều 3. Số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì tại Ngân hàng Chính sách xã hội
1. Các tổ chức tín dụng nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bàng đồng Việt Nam (sau đây gọi là số dư tiền gửi) tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng nhà nước bao gồm:
a) Tiền gửi của tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam) và cá nhân tại tổ chức tín dụng nhà nước dưới các hình thức: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi vốn chuyên dùng;
b) Tiền tổ chức tín dụng nhà nước thu được từ phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu;
c) Tiền gửi khác tại tổ chức tín dụng nhà nước theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận (trừ tiền ký quỹ; tiền gửi khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam).

Theo đó, các tổ chức tín dụng nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bàng đồng Việt Nam (sau đây gọi là số dư tiền gửi) tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm trước tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

Lãi suất số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội được xác định như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 21/2021/TT-NHNN quy định lãi suất số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội được xác định như sau:

Lãi suất số dư tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội (%/năm) (a)

=

Lãi suất huy động vốn bình quân chung của các tổ chức tín dụng nhà nước (%/năm) (b)

+

Phí huy động vốn (%/năm) (c)

Trong đó:

(b) Là bình quân chung của lãi suất huy động vốn tại thời điểm ngày 31/12 năm trước của các tổ chức tín dụng nhà nước, được tính toán theo phương pháp bình quân gia quyền lãi suất các loại nguồn vốn huy động quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 21/2021/TT-NHNN.

(c) Là chi phí huy động vốn bình quân do Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng nhà nước thỏa thuận nhưng tối đa là 1,3%/năm.

Tín dụng nhà nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tín dụng nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Tín dụng Nhà nước là gì? Tín dụng Nhà nước có đặc điểm như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tín dụng nhà nước
Tạ Thị Thanh Thảo
111 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tín dụng nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tín dụng nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào