Bệnh sợ trách nhiệm trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực thuộc BYT thường có biểu hiện gì?
Bệnh sợ trách nhiệm trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực thuộc BYT thường có biểu hiện gì?
Tại Phụ lục 2 Nhiệm vụ cụ thể theo Văn bản 42-CTR/BCĐTW về phòng chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 545/QĐ-BYT năm 2024 có nêu cụ thể như sau:
Như vậy, "bệnh sợ trách nhiệm" trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực thuộc BYT thường có biểu hiện:
- Làm việc cầm chừng
- Né tránh
- Đùn đẩy
- Sợ sai không dám làm.
Bệnh sợ trách nhiệm trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực thuộc BYT thường có biểu hiện gì? (Hình từ Internet)
Mục đích thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 của Bộ Y tế là gì?
Căn cứ tại Mục 1 Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 545/QĐ-BYT năm 2024 có quy định về mục đích thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng tiêu cực năm 2024 của Bộ Y tế như sau:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được nêu trong Bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012 - 2022, định hướng hoạt động cho giai đoạn tới; Báo cáo 06-BC/TW năm 2022 của Bộ Chính trị về tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022, nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn 890/TTg-V.I năm 2022 về việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian tới;
- Tiếp tục triển khai, thực hiện Nghị quyết 113-NQ-BCSĐ năm 2022 của Ban Cán sự đảng Bộ Y tế về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực;
Khắc phục những hạn chế, tồn tại, tạo chuyển biến rõ rệt trong thời gian tới, phòng ngừa, ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực; loại bỏ cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; tạo bước chuyển biến rõ rệt về nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tạo sự thống nhất, tự giác và quyết tâm cao trong hành động; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức kỷ cương, liêm chính.
- Kế hoạch này là căn cứ để các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ xây dựng Kế hoạch phòng, chống tham nhũng tiêu cực năm 2024 và tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Nội dung thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 của Bộ Y tế gồm những gì?
Tại Mục 2 Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng tiêu cực năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 545/QĐ-BYT năm 2024, nội dung thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 của Bộ Y tế gồm:
(1) Xác định công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và là giải pháp quan trọng trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải gương mẫu, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm của mình trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tham nhũng.
(2) Gắn công tác phòng, chống tham nhũng, với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
(3) Việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng phải đồng bộ, thường xuyên, kiên quyết, phù hợp với tình hình thực tiễn của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong đó xác định phòng ngừa là chính.
Chú trọng đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục các chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân đối với công tác phòng, chống tham nhũng.
(4) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và việc thực hiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực nhằm phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi tham nhũng; ngăn chặn các hậu quả do hành vi tham nhũng gây ra.
(5) Kết hợp các biện pháp phòng, ngừa tham nhũng trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; tập trung vào những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả; xác định phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
- Cụ thể hoá nhiệm vụ và các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong chương trình, kế hoạch công tác, quy chế làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Tăng cường tính công khai, minh bạch trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, thực hiện công khai các quy trình, thủ tục, chế độ và trách nhiệm của cán bộ công chức trong quản lý và thực thi công vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Phú Yên hiện nay là bao nhiêu mét vuông?
- Mẫu báo cáo tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng 2024?
- Trangnguyen.edu.vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 năm 2024 - 2025? Vào thi vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt thế nào? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Lịch nghỉ Tết 2025 của học sinh 63 tỉnh thành theo vùng miền (Tết Ất Tỵ)?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?