Gặp biển nào xe được phép quay đầu nhưng không được rẽ trái?
Gặp biển nào xe được phép quay đầu nhưng không được rẽ trái?
Căn cứ Phụ lục B ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định như sau:
B.23 Biển số P.123a "Cấm rẽ trái" và Biển số P.123b "Cấm rẽ phải"
a) Để báo cấm rẽ trái hoặc rẽ phải (theo hướng mũi tên chỉ) ở những vị trí đường giao nhau, đặt biển số P.123a "Cấm rẽ trái" hoặc biển số P.123b "Cấm rẽ phải". Biển không có giá trị cấm quay đầu xe.
b) Biển có hiệu lực cấm các loại xe (cơ giới và thô sơ) rẽ sang phía trái hoặc phía phải trừ các xe được ưu tiên theo quy định.
c) Trước khi đặt biển cấm rẽ, có thể đặt biển chỉ dẫn hướng đi thích hợp.
Như vậy, khi gặp biển P.123a "Cấm rẽ trái" xe được phép quay đầu nhưng không được rẽ trái.
Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi "Gặp biển nào xe được phép quay đầu nhưng không được rẽ trái?".
Gặp biển nào xe được phép quay đầu nhưng không được rẽ trái? (Hình từ Internet)
Từ 01/01/2025, người lái xe không được quay đầu xe tại các vị trí nào?
Theo Điều 15 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về chuyển hướng xe như sau:
Điều 15. Chuyển hướng xe
1. Chuyển hướng xe là tình huống giao thông mà xe rẽ trái hoặc rẽ phải hoặc quay đầu xe.
2. Trước khi chuyển hướng, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát, bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía sau, giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ hoặc có tín hiệu bằng tay theo hướng rẽ đối với xe thô sơ không có đèn báo hướng rẽ, chuyển dần sang làn gần nhất với hướng rẽ. Tín hiệu báo hướng rẽ hoặc tín hiệu bằng tay phải sử dụng liên tục trong quá trình chuyển hướng. Khi bảo đảm an toàn, không gây trở ngại cho người và phương tiện khác mới được chuyển hướng.
3. Khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường đường cho người đi bộ, xe thô sơ, xe đi ngược chiều và chỉ chuyển hướng khi không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người, phương tiện khác.
4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, trên đường cao tốc, trong hầm đường bộ, trên đường một chiều, trừ khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu tạm thời.
Theo đó, từ ngày 01/01/2025, người lái xe không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, trên đường cao tốc, trong hầm đường bộ, trên đường một chiều, trừ khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu tạm thời.
Người điều khiển xe ô tô không tuân thủ biển báo hiệu bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ điểm a khoản 1; điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a, điểm i khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a khoản 6; điểm a, điểm c, điểm d khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;
[...]
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
[...]
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;
[...]
Theo đó, người điều khiển xe ô tô không tuân thủ biển báo hiệu thì bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biển báo giao thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?