Mẫu Bài dự thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm 2024 cho học sinh THPT?

Mẫu Bài dự thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm 2024 cho học sinh THPT? Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông đường bộ từ ngày 01/01/2025?

Mẫu Bài dự thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm 2024 cho học sinh THPT?

Ngày 22 tháng 10 năm 2024, Ủy ban nhân dan Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Công văn 6784/SGDĐT-GDTrH về việc tổ chức cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai dành cho giáo viên và học sinh trung học cấp Thành phố năm học 2024-2025. Tải về

Thời hạn nộp hồ sơ dự thi của học sinh THPT: Đến 17 giờ 00 phút ngày 15/11/2024.

Câu hỏi tự luận của cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai dành cho học sinh THPT:

Bằng sơ đồ tư duy em hãy tóm tắt kiến thức đã học trong chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” cấp THPT. Với kiến thức đã học và thực tế cuộc sống, em hãy nêu những mô hình và giải pháp góp phần xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên, học sinh.

Tham khảo giáo trình an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT:

Tại đây

Dưới đây là mẫu Bài dự thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm 2024 cho học sinh THPT:

Với kiến thức đã học và thực tế cuộc sống, em hãy nêu những mô hình và giải pháp góp phần xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên, học sinh.

Trong xã hội hiện đại, văn hóa giao thông không chỉ là tuân thủ quy tắc khi tham gia giao thông mà còn là thái độ và hành vi ứng xử của mỗi cá nhân. Thanh, thiếu niên, đặc biệt là học sinh, là nhóm đối tượng dễ bị tác động và có ảnh hưởng lớn đến văn hóa giao thông. Để xây dựng một nền văn hóa giao thông an toàn và văn minh, cần triển khai nhiều mô hình và giải pháp thiết thực.

Em xin được nêu ra một mô hình góp phần xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên, học sinh là “Cổng trường an toàn”. Một trong những mô hình trọng điểm nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông.

Hiện nay, thực trạng ùn tắc tại các cổng trường mỗi giờ tan học là vấn đề nhức nhối tại các đô thị lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn, mất an toàn giao thông cho người dân và các em học sinh. Đây là một trong những mô hình trọng điểm nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông. Hai bên cổng trường đã được kẻ vẽ vạch sơn, trở thành khu vực để phụ huynh đỗ xe, chờ đón học sinh. Cùng với đó, bảo vệ nhà trường và cán bộ Công an phường sẽ trực tiếp nhắc nhở, hướng dẫn giao thông cho học sinh, người dân.

Mô hình này có thể được thực hiện tại các trường học với các hoạt động như lắp đặt biển báo giao thông rõ ràng, thành lập đội tình nguyện viên từ học sinh lớp lớn hơn để hướng dẫn lưu lượng giao thông, và tổ chức giờ “An toàn giao thông” định kỳ với sự tham gia của chuyên gia và cảnh sát giao thông.

Thông qua mô hình còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Đồng thời, sớm hình thành ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Giáo dục và tuyên truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức giao thông cho thanh, thiếu niên. Việc tích hợp nội dung an toàn giao thông vào chương trình giảng dạy chính khóa, thông qua các môn học sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về quy tắc giao thông. Bên cạnh đó, tổ chức các cuộc thi viết, vẽ tranh và hùng biện về an toàn giao thông sẽ phát huy khả năng sáng tạo và khuyến khích học sinh tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này.

Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình cũng là yếu tố then chốt. Tổ chức hội thảo, trao đổi cho phụ huynh nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của họ trong việc giáo dục con em về an toàn giao thông là một giải pháp hiệu quả. Thêm vào đó, khuyến khích phụ huynh và học sinh tham gia các nhóm trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức sẽ tạo ra một cộng đồng có ý thức hơn về văn hóa giao thông.

Trong thời đại số, công nghệ thông tin có thể là công cụ hữu ích để nâng cao văn hóa giao thông. Việc phát triển ứng dụng di động giúp học sinh dễ dàng tra cứu thông tin về luật giao thông và nhận nhắc nhở về các quy định an toàn là rất cần thiết. Ngoài ra, tạo các video ngắn về tình huống giao thông thực tế cũng giúp học sinh học hỏi và rút kinh nghiệm từ những tình huống đó.

Tóm lại, việc xây dựng văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên, học sinh là một nhiệm vụ cấp bách và cần thiết. Thông qua các mô hình và giải pháp cụ thể, không chỉ nâng cao nhận thức mà còn hình thành thói quen tham gia giao thông an toàn, văn minh. Điều này không chỉ bảo vệ bản thân mà còn góp phần tạo ra một cộng đồng giao thông an toàn hơn cho tất cả mọi người. Hãy cùng nhau hành động vì một nền văn hóa giao thông tốt đẹp, bắt đầu từ chính chúng ta!

Mẫu Bài dự thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm 2024 cho học sinh THPT?

Mẫu Bài dự thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai năm 2024 cho học sinh THPT? (Hình từ Internet)

Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông đường bộ từ ngày 01/01/2025?

Căn cứ Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

- Điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ không có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật; điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có giấy phép lái xe hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.

- Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

- Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.

- Xúc phạm, đe dọa, cản trở, chống đối hoặc không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn, yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

- Đua xe, tổ chức đua xe, xúi giục, giúp sức, cổ vũ đua xe trái phép; điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ lạng lách, đánh võng, rú ga liên tục.

- Dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đang di chuyển trên đường bộ.

- Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.

- Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm quy định của pháp luật về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, phương tiện khác không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để tham gia giao thông đường bộ.

- Nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm quy định của pháp luật về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

- Cải tạo xe ô tô loại khác thành xe ô tô chở người, trừ cải tạo thành xe ô tô chở người phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.

- Cải tạo trái phép; cố ý can thiệp làm sai lệch chỉ số trên đồng hồ báo quãng đường đã chạy của xe ô tô; cắt, hàn, tẩy xóa, đục sửa, đóng lại trái phép số khung, số động cơ của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

- Cố ý can thiệp, thay đổi phần mềm điều khiển của xe, động cơ của xe đã được đăng ký với cơ quan quản lý, nhằm mục đích gian lận kết quả kiểm tra, thử nghiệm, kiểm định; thuê, mượn phụ tùng xe cơ giới chỉ để thực hiện việc kiểm định.

- Chở hàng hóa vượt quá khối lượng toàn bộ, tải trọng trục, kích thước cho phép của xe hoặc vượt quá tải trọng, kích thước giới hạn cho phép của đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý cấp phép hoặc không bảo đảm yêu cầu theo quy định của Luật này; chở hàng hóa trên xe có quy định phải chằng buộc nhưng không chằng buộc hoặc chằng buộc không đúng quy định của pháp luật; chở quá số người theo quy định của pháp luật.

- Vận chuyển hàng hóa cấm lưu hành, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, động vật hoang dã.

- Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; đe doạ, cưỡng ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người theo quy định của pháp luật.

- Lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe cơ giới, xe máy chuyên dùng gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

- Sản xuất, sử dụng, mua, bán trái phép biển số xe; điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng gắn biển số xe không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, gắn biển số xe không đúng vị trí; bẻ cong, che lấp biển số xe; làm thay đổi chữ, số, màu sắc, hình dạng, kích thước của biển số xe.

- Làm gián đoạn hoạt động hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe theo quy định của Luật này.

- Hủy hoại, làm hư hỏng, làm mất tác dụng thiết bị điều khiển, giám sát giao thông đường bộ, thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.

- Đặt, để chướng ngại vật, vật cản khác trái phép trên đường bộ; rải vật sắc nhọn, đổ chất gây trơn trượt trên đường bộ; làm rơi vãi đất đá, hàng hóa, vật liệu xây dựng, phế thải trên đường bộ; đổ, xả thải, làm rơi vãi hóa chất, chất thải gây mất an toàn giao thông đường bộ.

- Cản trở người, phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ; ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào người, phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ.

- Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nhũng nhiễu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hoặc can thiệp, tác động vào quá trình xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

- Sử dụng quyền của xe ưu tiên khi không thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định của pháp luật.

- Không khai báo, khai báo gian dối hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không đúng sự thật để trốn tránh trách nhiệm khi bị phát hiện vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

- Bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông đường bộ để trốn tránh trách nhiệm; khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông đường bộ; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn, người gây tai nạn giao thông đường bộ hoặc người giúp đỡ, cứu chữa, đưa người bị nạn đi cấp cứu; lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông đường bộ để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông đường bộ.

- Điều khiển vật thể bay, tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ hoạt động trong phạm vi khổ giới hạn đường bộ gây cản trở hoặc nguy cơ mất an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ, trừ tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ được cấp phép bay.

- Hành vi khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định tại Chương 2 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.

Từ 01/01/2025, các hành vi mà người đi xe máy không được thực hiện?

Căn cứ khoản 3, khoản 5 Điều 33 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định từ 01/01/2025, các hành vi mà người đi xe máy không được thực hiện bao gồm:

(1) Đi xe dàn hàng ngang;

(2) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

(3) Sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

(4) Buông cả hai tay; đi xe bằng một bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy hai bánh; đi xe bằng hai bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy ba bánh;

(5) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định;

(6) Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;

(7) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

(8) Không được xếp hàng hóa vượt quá chiều rộng giá đèo hàng về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá về phía sau giá đèo hàng 0,5 mét theo thiết kế của nhà sản xuất; chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 02 mét.

Lưu ý: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, trừ khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tạ Thị Thanh Thảo
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào