Đã có Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về thanh lý rừng trồng?

Đã có Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về thanh lý rừng trồng? Có mấy hình thức thanh lý rừng trồng 2024?

Đã có Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về thanh lý rừng trồng?

Ngày 25/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về thanh lý rừng trồng.

Theo đó, Nghị định 140/2024/NĐ-CP áp dụng với những đối tượng như sau:

- Nghị định 140/2024/NĐ-CP áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến các hoạt động thanh lý rừng trồng theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 140/2024/NĐ-CP

- Khuyến khích áp dụng các quy định về thanh lý rừng trồng tại Nghị định này đối với rừng trồng thuộc sở hữu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo khoản 2 Điều 7 Luật Lâm nghiệp 2017.

Đồng thời, tại Điều 7 Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định 02 trường hợp rừng trồng được thanh lý bao gồm:

(1) Rừng trồng đang trong giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP và không đáp ứng các chỉ tiêu nghiệm thu sau khi trồng rừng theo quy định của pháp luật về đầu tư công trình lâm sinh.

(2) Rừng trồng sau giai đoạn đầu tư bị thiệt hại do một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 4 Nghị định 140/2024/NĐ-CP và không đạt tiêu chuẩn quốc gia về rừng trồng.

Chỉ khai thác tận dụng hoặc chặt bỏ đối với những cây không còn khả năng phục hồi; những cây còn khả năng phục hồi được thống kê, kiểm đếm và đề xuất giải pháp phục hối tại Phương án thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 04 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 140/2024/NĐ-CP.

Đã có Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về thanh lý rừng trồng?

Đã có Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về thanh lý rừng trồng? (Hình từ Internet)

Có mấy hình thức thanh lý rừng trồng 2024?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định về hình thức thanh lý rừng trồng như sau:

Điều 8. Hình thức thanh lý rừng trồng
1. Chặt bỏ, vệ sinh rừng đối với rừng trồng không có giá trị lâm sản;
2. Bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản.
3. Căn cứ vào từng loại rừng theo từng trường hợp quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng lựa chọn hình thức thanh lý rừng trồng phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương và thực hiện khai thác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

Như vậy, có 03 hình thức thanh lý rừng trồng 2024 bao gồm:

-Chặt bỏ, vệ sinh rừng đối với rừng trồng không có giá trị lâm sản;

- Bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản.

- Căn cứ vào từng loại rừng theo từng trường hợp quy định tại Điều 7 Nghị định 140/2024/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng lựa chọn hình thức thanh lý rừng trồng phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương và thực hiện khai thác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

Quy định về quản lý, sử dụng tiền thu được từ thanh lý rừng trồng từ 25/10/2024 cụ thể ra sao?

Căn cứ Điều 12 Nghị định 140/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng tiền thu được từ thanh lý rừng trồng như sau:

(1) Nội dung chỉ, mức chi

- Nội dung chỉ: chỉ cho các hoạt động lập hồ sơ đề nghị thanh lý, khảo sát, đo đếm, tính toán trữ lượng, giá trị (nếu có), chặt hạ, bốc xếp, vận chuyển lâm sản tận dụng từ rừng trồng được thanh lý và các khoản chi khác theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 29 Điều 1 Nghị định 114/2024/NĐ-CP

- Mức chi: thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 36 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.

(2) Nguồn thu từ bán lâm sản khai thác tận dụng (nếu có) được chỉ cho các hoạt động tổ chức thanh lý rừng trồng theo quy định tại khoản 1 Điều này. Số tiền còn lại sau khi trừ chi phí thanh lý rừng trồng, thực hiện theo quy định tại Nghị định 151/2017/NĐ-CPNghị định 114/2024/NĐ-CP.

(3) Chi phi thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng. Việc lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí thanh lý rừng trồng thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Trường hợp không có nguồn thu từ bán lâm sản hoặc nguồn thu từ bán lâm sản nhỏ hơn chi phí thực hiện thanh lý rừng trồng, xử lý như sau:

- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét xử lý bằng nguồn ngân sách của địa phương đối với rừng trồng thuộc địa phương quản lý;

- Bộ, cơ quan trung ương xem xét xử lý bằng nguồn ngân sách được giao hàng năm đối với rừng trồng thuộc bộ, cơ quan trung ương quản lý.

Thanh lý rừng trồng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thanh lý rừng trồng
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phương án thanh lý rừng trồng theo Nghị định 140 mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc quản lý, sử dụng tiền thu được từ thanh lý rừng trồng được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ thể nào thực hiện thanh lý rừng trồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung chủ yếu của Báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh lý rừng trồng xảy ra trước ngày 25/10/2024 thì trình tự, thủ tục được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh lý rừng trồng là gì? Thanh lý rừng trồng có những hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Quyết định về việc thanh lý rừng trồng (Mẫu số 08) áp dụng từ 25/10/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn bản đề nghị thanh lý rừng trồng theo Nghị định 140 mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ thanh lý rừng trồng gồm những giấy tờ gì? Ai có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thanh lý rừng trồng
Nguyễn Thị Hiền
210 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào