Quy trình xử lý máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam từ ngày 09/12/2024?
Quy trình xử lý máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam từ ngày 09/12/2024?
Theo khoản 1 Điều 13 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định như sau:
Điều 13. Đăng ký quốc tịch tàu bay
1. Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất.
[...]
Theo đó, máy bay là một trong các loại tàu bay.
Căn cứ Điều 12 Nghị định 139/2024/NĐ-CP quy định quy trình xử lý máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam từ ngày 09/12/2024 như sau:
* Cơ quan quản lý vùng trời, quản lý điều hành bay thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân khi phát hiện hoặc tiếp nhận thông tin máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam
(1) Kịp thời báo cáo người chỉ huy cấp mình, sở chỉ huy cấp trên và thông báo cho các đơn vị quản lý bay hàng không dân dụng và các cơ quan, đơn vị hiệp đồng liên quan;
(2) Khi có lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lực lượng Không quân thực hiện bay chặn, bay kèm, bay ép máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay theo quy định tại Điều 6 Nghị định 139/2024/NĐ-CP và Điều 7 Nghị định 139/2024/NĐ-CP;
(3) Trường hợp tiếp nhận thông tin máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam từ Quân chủng Hải quân, các Quân khu hoặc các cơ sở quản lý không lưu hàng không dân dụng phải tiến hành xác minh thông tin trước khi triển khai các bước xử lý theo quy định tại (1), (2).
* Cơ sở điều hành bay hàng không dân dụng tại cảng hàng không, sân bay có máy bay vi phạm hạ cánh
Trường hợp triển khai bay chặn, bay kèm, bay ép đối với máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam hạ cánh tại sân bay chỉ định, cơ sở điều hành bay hàng không dân dụng thực hiện nhiệm vụ sau:
(1) Hiệp đồng, phối hợp với đơn vị quân đội liên quan trong quá trình thực hiện bay chặn, bay kèm, bay ép máy bay vi phạm hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay;
(2)Thiết lập liên lạc với đơn vị chỉ huy bay chặn, bay kèm, bay ép; tiếp tục duy trì liên lạc hai chiều với tàu bay bay chặn, bay kèm, bay ép và cung cấp cho tàu bay này những thông tin đã biết liên quan đến máy bay vi phạm;
(3)Thông báo cho cơ sở điều hành bay kế cận nếu máy bay vi phạm bay vào khu vực trách nhiệm của cơ sở điều hành bay này;
(4) Sau khi máy bay vi phạm hạ cánh an toàn tại Cảng hàng không, sân bay chỉ định. Cơ sở điều hành bay hướng dẫn máy bay vi phạm lăn vào vị trí đỗ.
Quy trình xử lý máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam từ ngày 09/12/2024? (Hình từ Internet)
Tàu bay bay chặn, bay kèm tiếp cận máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam thực hiện theo phương thức nào?
Theo Điều 6 Nghị định 139/2024/NĐ-CP quy định tàu bay bay chặn, bay kèm tiếp cận máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam thực hiện theo phương thức như sau:
(1) Tàu bay bay chặn, bay kèm tiếp cận máy bay vi phạm từ phía sau bên trái hoặc bên phải phù hợp với điều kiện cơ động, quan sát; sau đó thiết lập tốc độ và khoảng cách phù hợp bảo đảm an toàn, phát ra các ký, tín hiệu và hành động; đồng thời bảo đảm cho phi công (tổ bay) của máy bay vi phạm có thể tiếp nhận các ký, tín hiệu và hành động từ tàu bay bay chặn, bay kèm.
(2) Sau khi máy bay vi phạm nhận được thông tin cần thiết và chấm dứt vi phạm, tàu bay bay chặn, bay kèm thoát ly khỏi khu vực.
Tàu bay bay ép tiếp cận máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam thực hiện theo phương thức nào?
Theo Điều 7 Nghị định 139/2024/NĐ-CP quy định tàu bay bay ép tiếp cận máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam thực hiện theo phương thức như sau:
(1) Tàu bay bay ép tiếp cận máy bay vi phạm từ phía sau bên trái hoặc bên phải phù hợp với điều kiện cơ động, quan sát; sau đó thiết lập tốc độ và khoảng cách phù hợp bảo đảm an toàn, phát ra các ký, tín hiệu và hành động; đồng thời bảo đảm cho phi công (tổ bay) của máy bay vi phạm có thể tiếp nhận các ký, tín hiệu và hành động yêu cầu hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay được chỉ định;
(2) Sau khi máy bay vi phạm hạ cánh an toàn tại cảng hàng không, sân bay được chỉ định, tàu bay bay ép thoát ly khỏi khu vực hoặc hạ cánh theo mệnh lệnh của chỉ huy bay quân sự.
Lưu ý: Điều kiện cảng hàng không, sân bay được chỉ định
Cảng hàng không, sân bay phải phù hợp về điều kiện kỹ thuật bảo đảm cho loại máy bay vi phạm hạ cánh; địa hình khu vực sân bay phù hợp cho bay vòng, tiếp cận khu vực sân bay để vào hạ cánh; máy bay vi phạm có đủ nhiên liệu để đến sân bay được chỉ định hạ cánh. Ưu tiên chỉ định hạ cánh tại sân bay có hoạt động hàng không dân dụng.
Lưu ý: Nghị định 139/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 09/12/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Máy bay có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?