Temu là app gì? Hướng dẫn cách sử dụng sàn thương mại điện tử Temu để mua hàng online chi tiết? Temu có lừa đảo không?

Temu là app gì? Hướng dẫn cách sử dụng sàn thương mại điện tử Temu để mua hàng online chi tiết? Temu có lừa đảo không?

Temu là app gì? Hướng dẫn cách sử dụng sàn thương mại điện tử Temu để mua hàng online chi tiết? Temu có lừa đảo không?

Temu thuộc sở hữu của PDD Holdings, có trụ sở tại Mỹ, Temu đã được ra mắt ở Mỹ vào năm 2022. Đây cũng là công ty mẹ của Pinduoduo – một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc. Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc, Temu phục vụ khách hàng toàn cầu tại các thị trường như Mỹ, Châu Âu và Châu Á như các sản phẩm đa dạng, bao gồm thời trang, đồ điện tử, phụ kiện, đồ gia dụng, và nhiều mặt hàng khác.

Hiện tại, Temu chưa đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Theo thông tin từ Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Temu vẫn chưa hoàn tất các thủ tục cần thiết để chính thức hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Tham khảo hướng dẫn cách sử dụng sàn thương mại điện tử Temu để mua hàng online chi tiết dưới đây:

Xem chi tiết: Cách đăng ký tài khoản mua hàng Temu trên web, app chi tiết, đơn giản 2024?

Bước 1: Nhập tên sản phẩm muốn tìm vào thanh tìm kiếm ở đầu trang chủ.

Ví dụ: “Áo phông nữ”, “Điện thoại di động”,…

Bước 2: Khi tìm thấy sản phẩm ưng ý, hãy nhấp vào hình ảnh hoặc tên sản phẩm để xem chi tiết.

Nếu muốn mua sản phẩm đó, hãy nhấp vào nút “Thêm vào giỏ hàng” hoặc “Add to cart”.

Bước 3: Sau đó sẽ tiến hành nhập đầy đủ thông tin địa chỉ nhận hàng, số điện thoại, chọn phương thức thanh toán phù hợp và nhấn nút “Đặt hàng” hoặc “Place order” để hoàn tất.

Sau khi đặt hàng thành công, có thể vào mục “Đơn hàng của tôi” để theo dõi quá trình giao hàng. Temu sẽ gửi thông báo qua Email hoặc tin nhắn về tình trạng đơn hàng.

Lưu ý: Có những cảnh báo về việc lừa đảo liên quan đến các chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate) của Temu tại Việt Nam. Một số đối tượng xấu có thể lợi dụng để chèn mã độc vào các đường link giới thiệu, nhằm đánh cắp thông tin cá nhân và tài sản của người dùng.

Thông tin trên mang tính kham khảo

Temu là app gì? Hướng dẫn cách sử dụng sàn thương mại điện tử Temu để mua hàng online chi tiết? Temu có lừa đảo không?

Temu là app gì? Hướng dẫn cách sử dụng sàn thương mại điện tử Temu để mua hàng online chi tiết? Temu có lừa đảo không? (Hình từ Internet)

Sàn Temu khi hoạt động tại Việt Nam phải đảm bảo các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử nào?

Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định về sàn Temu khi hoạt động tại Việt Nam phải đảm bảo các nguyên tắc hoạt động sàn thương mại điện tử như sau:

(1) Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong giao dịch sàn thương mại điện tử

Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có quyền tự do thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật để xác lập quyền và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch. Thỏa thuận này là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch.

(2) Nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong thương mại điện tử

Nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại trên website thương mại điện tử không nêu cụ thể giới hạn địa lý của những hoạt động này, thì các hoạt động kinh doanh đó được coi là tiến hành trên phạm vi cả nước.

(3) Nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử

- Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng;

- Khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là người tiêu dùng dịch vụ thương mại điện tử và là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do người bán trên website này cung cấp;

- Trường hợp thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ của người bán tới người tiêu dùng trên website thương mại điện tử thì thương nhân, tổ chức đó là bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin theo pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

(4) Nguyên tắc kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thông qua thương mại điện tử.

Hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.

Giá bán trên sàn thương mại điện tử đã bao gồm thuế chưa?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về thông tin về giá cả như sau:

Điều 31. Thông tin về giá cả
1. Thông tin về giá hàng hóa hoặc dịch vụ, nếu có, phải thể hiện rõ giá đó đã bao gồm hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác.
2. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, nếu thông tin giá hàng hóa hoặc dịch vụ niêm yết trên website không thể hiện rõ giá đó đã bao gồm hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác thì giá này được hiểu là đã bao gồm mọi chi phí liên quan nói trên.
3. Đối với dịch vụ trên các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử quy định tại Mục 2 và 4 Chương này, website phải công bố thông tin chi tiết về cách thức tính phí dịch vụ và cơ chế thanh toán.

Theo quy định trên, tùy thuộc vào chính sách của từng sàn thương mại thì thông tin giá bán trên sàn đã bao gồm hoặc chưa bao gồm thuế. Trường hợp thông tin giá bán trên sàn thương mại điện tử không thể hiện rõ giá đó đã bao gồm thuế hay chưa thì giá này được hiểu là đã bao gồm thuế.

Sàn thương mại điện tử
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Sàn thương mại điện tử
Hỏi đáp Pháp luật
Temu là app gì? Hướng dẫn cách sử dụng sàn thương mại điện tử Temu để mua hàng online chi tiết? Temu có lừa đảo không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Sàn thương mại điện tử
Lê Nguyễn Minh Thy
1,065 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào