Máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam bị ép hạ cánh như thế nào từ 09/12/2024?
Máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam bị ép hạ cánh như thế nào từ 09/12/2024?
Theo khoản 1 Điều 13 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất.
Theo đó, máy bay là một trong các loại tàu bay.
Căn cứ Điều 7 Nghị định 139/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 7. Thể thức bay ép tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay
1. Tàu bay bay ép tiếp cận tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam thực hiện theo phương thức sau:
a) Tàu bay bay ép tiếp cận tàu bay vi phạm từ phía sau bên trái hoặc bên phải phù hợp với điều kiện cơ động, quan sát; sau đó thiết lập tốc độ và khoảng cách phù hợp bảo đảm an toàn, phát ra các ký, tín hiệu và hành động; đồng thời bảo đảm cho phi công (tổ bay) của tàu bay vi phạm có thể tiếp nhận các ký, tín hiệu và hành động yêu cầu hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay được chỉ định;
b) Sau khi tàu bay vi phạm hạ cánh an toàn tại cảng hàng không, sân bay được chỉ định, tàu bay bay ép thoát ly khỏi khu vực hoặc hạ cánh theo mệnh lệnh của chỉ huy bay quân sự.
2. Điều kiện cảng hàng không, sân bay được chỉ định
Cảng hàng không, sân bay phải phù hợp về điều kiện kỹ thuật bảo đảm cho loại tàu bay vi phạm hạ cánh; địa hình khu vực sân bay phù hợp cho bay vòng, tiếp cận khu vực sân bay để vào hạ cánh; tàu bay vi phạm có đủ nhiên liệu để đến sân bay được chỉ định hạ cánh. Ưu tiên chỉ định hạ cánh tại sân bay có hoạt động hàng không dân dụng.
Như vậy, từ ngày 09/12/2024, máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam bị ép hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay như sau:
- Tàu bay bay ép tiếp cận máy bay vi phạm từ phía sau bên trái hoặc bên phải phù hợp với điều kiện cơ động, quan sát; sau đó thiết lập tốc độ và khoảng cách phù hợp bảo đảm an toàn, phát ra các ký, tín hiệu và hành động;
Đồng thời bảo đảm cho phi công (tổ bay) của máy bay vi phạm có thể tiếp nhận các ký, tín hiệu và hành động yêu cầu hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay được chỉ định;
- Sau khi máy bay vi phạm hạ cánh an toàn tại cảng hàng không, sân bay được chỉ định, tàu bay bay ép thoát ly khỏi khu vực hoặc hạ cánh theo mệnh lệnh của chỉ huy bay quân sự.
Máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam bị ép hạ cánh như thế nào từ 09/12/2024? (Hình từ Internet)
Những trường hợp nào máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam bị ép hạ cánh?
Theo Điều 5 Nghị định 139/2024/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau:
Điều 5. Tàu bay bị bay ép hạ cánh tại các cảng hàng không, sân bay
Tàu bay bị bay ép hạ cánh tại các cảng hàng không, sân bay nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Tàu bay đang bay trong vùng trời việt Nam bị can thiệp bất hợp pháp.
2. Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam bị bay chặn, bay kèm nhưng không chấp hành hành động của tàu bay Quân đội nhân dân Việt Nam đang thực hiện bay chặn, bay kèm.
Theo đó, từ ngày 09/12/2024, máy bay bị bay ép hạ cánh tại các cảng hàng không, sân bay nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Máy bay đang bay trong vùng trời việt Nam bị can thiệp bất hợp pháp.
- Máy bay vi phạm vùng trời Việt Nam bị bay chặn, bay kèm nhưng không chấp hành hành động của tàu bay Quân đội nhân dân Việt Nam đang thực hiện bay chặn, bay kèm.
Nguyên tắc, nội dung phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng tham gia xử lý máy bay vi phạm vùng trời bị bay ép hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay?
Theo Điều 14 Nghị định 139/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc, nội dung phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng tham gia xử lý tàu bay vi phạm vùng trời bị bay ép hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay như sau:
- Nguyên tắc phối hợp, hiệp đồng:
+ Tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
+ Phù hợp với chính sách, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Chủ động, tích cực, có đối sách phù hợp với từng vụ vi phạm.
+ Thực hiện đúng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
+ Trao đổi thông tin giữa các lực lượng trong quá trình xử lý tàu bay vi phạm bảo đảm kịp thời, hiệu quả.
- Nội dung phối hợp, hiệp đồng:
+ Hiệp đồng chỉ huy, điều hành xử lý tàu bay vi phạm vùng trời bị bay ép hạ cánh do Quân chủng Phòng không - Không quân chủ trì hiệp đồng với cơ quan, đơn vị hàng không dân dụng trong điều hành tàu bay bay ép tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam.
+ Hiệp đồng xử lý tàu bay vi phạm sau khi hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có cảng hàng không, sân bay chủ trì, chỉ đạo các lực lượng liên quan phối hợp triển khai xử lý tàu bay vi phạm hạ cánh theo phương án, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn.
Cục Hàng không Việt Nam chủ trì, hiệp đồng phối hợp với lực lượng quân đội, công an, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động tại cảng hàng không tham gia xử lý tàu bay vi phạm hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay.
Đơn vị không quân đóng quân tại sân bay quân sự được chỉ định bay ép tàu bay vi phạm hạ cánh phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng công an, chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan xử lý khi tàu bay vi phạm hạ cánh.
Lưu ý: Nghị định 139/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 09/12/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?