Tòa án nhân dân tối cao tổng kết thực tiễn xét xử thông qua các hoạt động nào từ 01/01/2025?
Tòa án nhân dân tối cao tổng kết thực tiễn xét xử thông qua các hoạt động nào từ 01/01/2025?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 30 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử như sau:
Điều 30. Tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử
1. Tòa án nhân dân tối cao tổng kết thực tiễn xét xử thông qua các hoạt động sau đây:
a) Sơ kết, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật trong hoạt động xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
b) Tổng hợp vướng mắc trong hoạt động xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
c) Phân tích, đánh giá kết quả, số liệu xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
d) Kết luận những nội dung cần rút kinh nghiệm trong thực tiễn xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc; dự báo xu hướng tội phạm, vi phạm pháp luật, tranh chấp, khiếu kiện, yêu cầu thuộc thẩm quyền của Tòa án.
[...]
Như vậy, từ 01/01/2025, Tòa án nhân dân tối cao tổng kết thực tiễn xét xử thông qua các hoạt động như sau:
- Sơ kết, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật trong hoạt động xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
- Tổng hợp vướng mắc trong hoạt động xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
- Phân tích, đánh giá kết quả, số liệu xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
- Kết luận những nội dung cần rút kinh nghiệm trong thực tiễn xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc; dự báo xu hướng tội phạm, vi phạm pháp luật, tranh chấp, khiếu kiện, yêu cầu thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Tòa án nhân dân tối cao tổng kết thực tiễn xét xử thông qua các hoạt động nào từ 01/01/2025? (Hình từ Internet)
Đủ 20 năm trở lên công tác tại Tòa án mới được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đúng không?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 96 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định để được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì cần phải có độ tuổi từ đủ 20 năm trở lên và đáp ứng các tiêu chuẩn dưới đây:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Có thời gian làm công tác pháp luật.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Có độ tuổi từ đủ 45 tuổi trở lên;
- Trong đó có từ đủ 10 năm trở lên làm Thẩm phán Tòa án nhân dân.
Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền quyết định nhưng phải có từ đủ 05 năm trở lên làm Thẩm phán Tòa án nhân dân.
- Có năng lực xét xử, giải quyết những vụ án, vụ việc và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, người không công tác tại các Tòa án nhưng có uy tín cao trong xã hội có đủ tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, bảo đảm quy trình theo quy định cũng có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thuộc các trường hợp sau đây:
- Người giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao.
- Chuyên gia, luật sư, giảng viên đại học, nhà khoa học có trình độ cao về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Như vậy, đủ 20 năm trở lên công tác tại Tòa án mới được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên.
Cơ cấu bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 918/2015/QĐ-TANDTC quy định thành lập Văn phòng; các Cục, Vụ và đơn vị tương đương trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao, cụ thể như sau:
(1) Văn phòng;
(2) Cục Kế hoạch - Tài chính;
(3) Vụ Giám đốc, kiểm tra về hình sự, hành chính (Vụ Giám đốc kiểm tra I);
(4) Vụ Giám đốc, kiểm tra về dân sự, kinh doanh - thương mại (Vụ Giám đốc kiểm tra II);
(5) Vụ Giám đốc, kiểm tra về lao động, gia đình và người chưa thành niên (Vụ Giám đốc kiểm tra III);
(6) Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học;
(7) Ban Thanh tra;
(8) Vụ Tổ chức - Cán bộ;
(9) Vụ Tổng hợp;
(10) Vụ Hợp tác quốc tế;
(11) Vụ Thi đua - Khen thưởng;
(12) Vụ Công tác phía Nam;
(13) Báo Công lý;
(14) Tạp chí Tòa án nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tòa án nhân dân Tối cao có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?