Nguồn ô nhiễm diện là gì? Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt có đánh giá các nguồn ô nhiễm diện không?
Nguồn ô nhiễm diện là gì?
Theo Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
19. Hạn ngạch xả nước thải là tải lượng của từng thông số ô nhiễm có thể tiếp tục xả vào môi trường nước.
20. Nguồn ô nhiễm điểm là nguồn thải trực tiếp chất ô nhiễm vào môi trường phải được xử lý và có tính chất đơn lẻ, có vị trí xác định.
21. Nguồn ô nhiễm diện là nguồn thải chất ô nhiễm vào môi trường, có tính chất phân tán, không có vị trí xác định.
22. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải là cơ sở có hoạt động xử lý chất thải (bao gồm cả hoạt động tái chế, đồng xử lý chất thải) cho các hộ gia đình, cá nhân, cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Theo đó, nguồn ô nhiễm diện là nguồn thải chất ô nhiễm vào môi trường, có tính chất phân tán, không có vị trí xác định.
Nguồn ô nhiễm diện là gì? Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt có đánh giá các nguồn ô nhiễm diện không? (Hình từ Internet)
Nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt có đánh giá các nguồn ô nhiễm diện không?
Theo Điều 9 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì nội dung chính của kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt bao gồm:
- Đánh giá, dự báo xu hướng thay đổi chất lượng môi trường nước mặt; mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch; xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước mặt; xác định khu vực sinh thủy;
- Thực trạng phân bố các nguồn ô nhiễm điểm và nguồn ô nhiễm diện phát sinh chất ô nhiễm môi trường nước trong vùng tác động; nguy cơ ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới;
- Loại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường nước mặt;
- Đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải; xác định mục tiêu và lộ trình giảm xả thải vào môi trường nước mặt không còn khả năng chịu tải;
- Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt; giải pháp hợp tác, chia sẻ thông tin và quản lý ô nhiễm nước mặt xuyên biên giới;
- Giải pháp bảo vệ, cải thiện chất lượng nước mặt;
- Tổ chức thực hiện.
Như vậy, nội dung kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt có đánh giá các nguồn ô nhiễm diện.
Cụ thể theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 08/2022/NĐ-CP về nội dung loại và tổng lượng chất ô nhiễm thải vào môi trường nước mặt trong kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt bao gồm:
- Kết quả tổng hợp, đánh giá tổng tải lượng của từng chất ô nhiễm được lựa chọn để đánh giá khả năng chịu tải đối với môi trường nước mặt từ các nguồn ô nhiễm diện đã được điều tra, đánh giá;
- Ngoài ra còn có dự báo tình hình phát sinh tải lượng ô nhiễm từ các nguồn ô nhiễm diện trong thời kỳ của kế hoạch.
Thủ tục ban hành kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ liên tỉnh như thế nào?
Theo Điều 5 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định thì kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với các sông, hồ liên tỉnh có vai trò quan trọng với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường được ban hành đối với từng sông, hồ liên tỉnh theo thủ tục sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan lập, phê duyệt, triển khai đề án điều tra, đánh giá, xây dựng dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi dự thảo kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để lấy ý kiến bằng văn bản; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm: tờ trình; dự thảo kế hoạch; dự thảo quyết định ban hành kế hoạch; báo cáo giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; văn bản góp ý của các cơ quan có liên quan;
- Căn cứ yêu cầu quản lý nhà nước và đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định việc giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng nước mặt đối với từng sông, hồ liên tỉnh cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan có liên quan thực hiện.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng, lấy ý kiến và hoàn thiện dự thảo kế hoạch theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này; gửi hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 08/2022/NĐ-CP đến Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?