Diện tích tối thiểu tách thửa đất tại tỉnh Bình Dương từ 1/11/2024 là bao nhiêu?

Diện tích tối thiểu tách thửa đất tại tỉnh Bình Dương từ 1/11/2024? Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất là gì?

Diện tích tối thiểu tách thửa đất tại tỉnh Bình Dương từ 1/11/2024 là bao nhiêu?

Ngày 18/10/2024, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định 38/2024/QĐ-UBND quy định điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo đó, căn cứ tại Điều 3 Quyết định 38/2024/QĐ-UBND tỉnh Bình Dương quy định diện tích tối thiểu tách thửa được phép tách thửa đối với các loại đất tại tỉnh Bình Dương như sau:

* Đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất là đất phi nông nghiệp

Đơn vị hành chính

Diện tích (m2)

Tại các phường

300

Tại các thị trấn

500

Tại các xã

1.000

* Đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất là đất nông nghiệp

- Tại thành phố Dĩ An, thành phố Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Tân Uyên, thành phố Bến Cát

Đơn vị hành chính

Diện tích (m2)

Tại các phường

300

Tại các xã

1.000

- Tại huyện Bàu Bàng, huyện Bắc Tân Uyên, huyện Dầu Tiếng, huyện Phú Giáo

Đơn vị hành chính

Diện tích (m2)

Tại các thị trấn

1.000

Tại các xã

2.000

* Đất phi nông nghiệp

- Đối với đất ở

Đơn vị hành chính

Diện tích (m2)

Tại các phường

60

Tại các thị trấn

80

Tại các xã

100

- Việc tách thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở và việc tách thửa đất ở thuộc dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nằm ngoài các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được căn cứ cụ thể vào dự án đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.

- Việc tách thửa đất phi nông nghiệp tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Người thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp thực hiện tách thửa đất đã được cho thuê theo dự án đầu tư hoặc chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc phải đảm bảo các yêu cầu khả năng kết nối hạ tầng giao thông và các tiện ích hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo phòng cháy chữa cháy và mật độ xây dựng, hài hòa cảnh quan kiến trúc, bảo vệ môi trường, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phân khu xây dựng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Quy định cụ thể để thực hiện tách thửa được thực hiện theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 38/2024/QĐ-UBND tỉnh Bình Dương.

Diện tích tối thiểu tách thửa đất tại tỉnh Bình Dương từ 1/11/2024?

Diện tích tối thiểu tách thửa đất tại tỉnh Bình Dương từ 1/11/2024? (Hình từ Internet)

Người sử dụng đất được hợp thửa đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương khi đáp ứng các điều kiện gì?

Căn cứ Điều 4 Quyết định 38/2024/QĐ-UBND tỉnh Bình Dương quy định người sử dụng đất được hợp thửa đất khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 3 Quyết định 38/2024/QĐ-UBND tỉnh Bình Dương.

- Việc hợp các thửa đất phải bảo đảm có cùng mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, hình thức trả tiền thuê đất trừ trường hợp hợp toàn bộ hoặc một phần thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất với nhau và trường hợp hợp thửa đất có đất ở và đất khác trong cùng thửa đất với thửa đất ở.

- Trường hợp các thửa đất khác nhau về mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, hình thức trả tiền thuê đất thì phải thực hiện đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất, chuyển hình thức trả tiền thuê đất để thống nhất theo một mục đích, một thời hạn sử dụng đất, một hình thức trả tiền thuê đất theo quy định của pháp luật.

- Các thửa đất khi hợp thửa phải liền kề nhau.

- Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án thì được hợp thửa đất phù hợp với dự án và quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Không cho phép hợp thửa đối với đất ở tại các khu dân cư theo dự án hoặc đã hình thành khu dân cư theo quy hoạch chi tiết xây dựng, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết tại thời điểm hiện hành chấp thuận.

Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất là gì?

Căn cứ theo Điều 31 Luật Đất đai 2024, các nghĩa vụ chung của người sử dụng đất đó là:

- Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; thực hiện đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện biện pháp bảo vệ đất; xử lý, cải tạo và phục hồi đất đối với khu vực đất bị ô nhiễm, thoái hóa do mình gây ra.

- Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến tài sản và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

- Tuân thủ quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

- Bàn giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Hiền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào