Hạn mức giao đất nông nghiệp cho cá nhân tại tỉnh Đắk Lắk từ ngày 01/11/2024?
Hạn mức giao đất nông nghiệp cho cá nhân tại tỉnh Đắk Lắk từ ngày 01/11/2024?
Ngày 23/10/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định 41/2024/QĐ-UBND quy định hạn mức một số loại đất; giấy tờ khác về quyền sử dụng đất có trước ngày 15 ngày 10 tháng 1993; điều kiện, diện tích tối thiểu của việc tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Trong đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quyết định 41/2024/QĐ-UBND quy định như sau:
Điều 5. Hạn mức giao đất nông nghiệp; hạn mức giao đất chưa sử dụng cho cá nhân để đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Hạn mức giao đất nông nghiệp
Hạn mức giao đất nông nghiệp cho cá nhân được quy định như sau:
a) Đất trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác: Không quá 02 ha đối với mỗi loại đất.
b) Đất trồng cây lâu năm: Không quá 30 ha.
c) Đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng trồng: Không quá 30 ha đối với mỗi loại đất.
d) Cá nhân đã được giao nhiều loại đất theo quy định tại điểm a khoản này thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 ha; trường hợp được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn múc đất trồng cây lâu năm không quá 25 ha; trường hợp được giao thêm đất rừng sản xuất là rừng trồng thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 ha.
2. Hạn mức giao đất chưa sử dụng cho cá nhân để đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt không vượt quá hạn mức giao đất quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho cá nhân quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
Như vậy, từ ngày 01/11/2024, hạn mức giao đất nông nghiệp cho cá nhân tại tỉnh Đắk Lắk được xác định như sau:
- Đất trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác: Không quá 02 ha đối với mỗi loại đất.
- Đất trồng cây lâu năm: Không quá 30 ha.
- Đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng trồng: Không quá 30 ha đối với mỗi loại đất.
Trường hợp cá nhân đã được giao nhiều loại đất theo quy định trên thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 ha.
Trường hợp được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 25 ha.
Trường hợp được giao thêm đất rừng sản xuất là rừng trồng thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 ha.
Lưu ý: Quyết định 41/2024/QĐ-UBND có hiệu lực từ ngày 01/11/2024.
Hạn mức giao đất nông nghiệp cho cá nhân tại tỉnh Đắk Lắk từ ngày 01/11/2024? (Hình từ Internet)
Đất nông nghiệp khác bao gồm các loại đất nào?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 4 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, đất nông nghiệp khác bao gồm các loại đất dưới đây:
- Đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm, thực nghiệm.
- Đất xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, chăn nuôi kể cả các hình thức trồng trọt, chăn nuôi không trực tiếp trên đất.
- Đất xây dựng công trình gắn liền với khu sản xuất nông nghiệp gồm đất xây dựng nhà nghỉ, lán, trại để phục vụ cho người lao động; đất xây dựng công trình để bảo quản nông sản, chứa thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ và các công trình phụ trợ khác.
Đối tượng nào không phải là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 3. Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp
Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là cá nhân đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp mà có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó, trừ các trường hợp sau đây:
1. Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan tại ngũ, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
2. Người hưởng lương hưu;
3. Người nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;
4. Người lao động có hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Theo đó, các đối tượng không phải là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan tại ngũ, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân công an, người làm công tác cơ yếu và người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Người hưởng lương hưu.
- Người nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.
- Người lao động có hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đất nông nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.