Bão Trà Mi vào tỉnh/thành nào của Việt Nam? Bão TRAMI (Bão Trà Mi) 2024 có mạnh không? Bão Trà Mi đang ở đâu?
Bão Trà Mi vào tỉnh/thành nào của Việt Nam? Bão TRAMI 2024 có mạnh không? Bão Trà Mi đang ở đâu?
Do ảnh hưởng của bão số 6 tại đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; Lệ Thuỷ (Quảng Bình) gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; Nam Đông (Thừa Thiên Huế) gió mạnh cấp 8, giật cấp 10; Cẩm Lệ (Đà Nẵng) gió mạnh cấp 8, giật cấp 9; Sơn Trà (Đà Nẵng) gió mạnh cấp 9, giật cấp 10…
Ngày và đêm 27/10, ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam đã có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa tính từ 7 giờ ngày 27/10 đến 04 giờ ngày 28/10, phổ biến 100-300mm, cục bộ có nơi trên 500mm…
Sáng sớm nay 28/10, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 6) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên đất liền ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng.
Hồi 04 giờ ngày 28/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 108,4 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).
Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển chủ yếu theo hướng Đông Đông Bắc suy yếu và tan dần.
Tình hình mưa lớn ở các tỉnh từ Nam Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, gió mạnh và sóng lớn ở khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Ninh Thuận và phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông còn diễn biến phức tạp.
Cần chú ý theo dõi trong các bản tin dự báo mưa lớn; tin dự báo gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển tiếp theo.
Đây là tin cuối cùng về cơn bão số 6.
Bão Trà Mi vào tỉnh/thành nào của Việt Nam? Bão TRAMI 2024 có mạnh không? Bão Trà Mi đang ở đâu? Đề phòng Bão Trà mi cần sơ tán người dân ở khu vực nào? (Hình từ Internet)
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các Bộ, ngành, Chủ tịch UBND từ Quảng Ninh đến Bình Thuận ứng phó với bão TRAMI như thế nào?
Căn cứ theo Công điện 7966/CĐ-BNN-ĐĐ năm 2024 quy định về việc ứng phó với bão TRAMI gần biển Đông như sau:
Theo bản tin dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Philippin đã mạnh lên thành bão (TRAMI); đến chiều ngày 24/10 bão đi bão biển Đông với cường độ cấp 10, giật cấp 12; đến 13h00 ngày 25/10, bão mạnh lên cấp 11, giật cấp 14, vùng nguy hiểm từ Vĩ tuyến 15,0-20,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông.
Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các Bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận:
(1) Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.
Vùng nguy hiểm trong 72 giờ tới: Từ Vĩ tuyến 15,0-20,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông (vùng nguy hiểm được điều chỉnh trong các bản tin dự báo).
(2) Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
(3) Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, hệ thống Đài thông tin duyên hải và các cơ quan thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến của bão đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.
Các biện pháp cơ bản ứng phó bão?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 26 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm d khoản 4 Điều 54 Luật Phòng thủ dân sự 2023, các biện pháp cơ bản ứng phó bão bao gồm:
- Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;
- Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển, ven biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu hoặc thực hiện biện pháp khác để bảo đảm an toàn;
- Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng;
- Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất;
- Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng;
- Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, trên biển, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác;
- Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;
- Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán;
- Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai;
- Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại Hà Nội?
- Đề thi cuối học kì 1 Lịch sử 12 có đáp án năm học 2024 - 2025?
- Sẽ mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm lừa đảo trên không gian mạng?
- Mức thưởng Tết 2025 cho người lao động căn cứ theo những yếu tố nào?
- Tổng hợp nhạc Giáng Sinh Tiếng Anh hay nhất 2024?