Diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp tỉnh Bình Phước là bao nhiêu mét vuông từ ngày 29/10/2024?

Diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp tỉnh Bình Phước là bao nhiêu mét vuông từ ngày 29/10/2024?

Diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp tỉnh Bình Phước là bao nhiêu mét vuông từ ngày 29/10/2024?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Quyết định 30/2024/QĐ-UBND tỉnh Bình Phước có quy định như sau:

Điều 6. Điều kiện và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất nông nghiệp
1. Điều kiện cụ thể:
a) Đối với thửa đất nông nghiệp thuộc quy hoạch là đất ở hoặc đất phi nông nghiệp: Thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại phải tiếp giáp với đường giao thông công cộng hiện có;
b) Đối với thửa đất nông nghiệp thuộc quy hoạch là đất nông nghiệp: Thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại phải bảo đảm có lối đi kết nối với đường giao thông công cộng hiện có.
Trường hợp thửa đất đã tiếp giáp đường giao thông hiện có thì thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại phải tiếp giáp đường giao thông đó.
2. Diện tích tối thiểu và kích thước thửa đất sau khi tách thửa được quy định như sau:
a) Tại các phường, thị trấn là 500 m2;
b) Tại các xã là 1.000 m2;
Kích thước tối thiểu chiều rộng, chiều dài của thửa đất nông nghiệp là 05m.
Diện tích tối thiểu này bao gồm cả phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại.

Theo đó, diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp tỉnh Bình Phước từ ngày 29/10/2024 được xác định như sau:

- Tại các phường, thị trấn là 500 m2.

- Tại các xã là 1.000 m2.

Kích thước tối thiểu chiều rộng, chiều dài của thửa đất nông nghiệp là 05m.

Diện tích tối thiểu này bao gồm cả phần diện tích đất hạn chế quyền sử dụng của thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/22102024/tach-thua-dat.jpg

Diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp tỉnh Bình Phước là bao nhiêu mét vuông từ ngày 29/10/2024? (Hình từ Internet)

Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp có phải xin phép không?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

Điều 121. Chuyển mục đích sử dụng đất
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp;
b) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
c) Chuyển các loại đất khác sang đất chăn nuôi tập trung khi thực hiện dự án chăn nuôi tập trung quy mô lớn;
d) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang loại đất phi nông nghiệp khác được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
e) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;
g) Chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ.
2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

Như vậy, việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp bắt buộc phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

Điều 9. Phân loại đất
1. Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại bao gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng.
2. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;
d) Đất nuôi trồng thủy sản;
đ) Đất chăn nuôi tập trung;
e) Đất làm muối;
g) Đất nông nghiệp khác.
3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;
[...]

Theo quy định này, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất dưới đây:

- Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác.

- Đất trồng cây lâu năm.

- Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

- Đất nuôi trồng thủy sản.

- Đất chăn nuôi tập trung.

- Đất làm muối.

- Đất nông nghiệp khác.

Lưu ý: Quyết định 30/2024/QĐ-UBND tỉnh Bình Phước có hiệu lực từ ngày 29/10/2024, thay thế Quyết định 27/2020/QĐ-UBND tỉnh Bình Phước.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Kim Linh
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào