Mức xử phạt đối với người chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia là bao nhiêu?
Mức xử phạt đối với người chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về uống rượu, bia như sau:
Điều 30. Vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật;
b) Xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;
b) Ép buộc người khác uống rượu bia.
Như vậy, mức xử phạt đối với người chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Mức xử phạt đối với người chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Việc tư vấn về phòng chống tác hại của rượu bia được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 23 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có quy định về việc tư vấn về phòng chống tác hại của rượu bia. Theo đó thì việc tư vấn về phòng chống tác hại của rượu bia được quy định như sau:
[1] Tư vấn về phòng chống tác hại của rượu bia bao gồm các nội dung sau đây:
- Thông tin, kiến thức, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
- Biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết và ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia.
[2] Việc tư vấn về phòng chống tác hại của rượu bia tập trung vào các đối tượng sau đây:
- Người thường xuyên uống rượu, bia;
- Người nghiện rượu, bia;
- Thành viên gia đình có người thường xuyên uống rượu, bia, người nghiện rượu, bia;
- Trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai;
- Người bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.
[3] Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận hướng dẫn, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn.
[4] Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia cho thành viên trong cộng đồng.
[5] Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tư vấn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 23 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Những địa điểm nào không cho phép uống rượu bia?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy đinh như sau:
Điều 10. Địa điểm không uống rượu, bia
1. Cơ sở y tế.
2. Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.
3. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
4. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.
5. Cơ sở bảo trợ xã hội.
6. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
7. Các địa điểm công cộng theo quy định của Chính phủ.
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 24/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 3. Địa điểm công cộng không được uống rượu, bia
Ngoài các địa điểm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 10 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, các địa điểm công cộng không được uống rượu, bia bao gồm:
1. Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày Nghị định này có hiệu lực.
2. Nhà chờ xe buýt.
3. Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.
Như vậy, những địa điểm sau đây sẽ không được phép uống rượu bia:
- Cơ sở y tế.
- Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc.
- Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.
- Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác.
- Cơ sở bảo trợ xã hội.
- Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
- Các địa điểm công cộng theo quy định của Chính phủ.
- Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày Nghị định 24/2020/NĐ-CP có hiệu lực.
- Nhà chờ xe buýt.
- Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng chống tác hại của rượu bia có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?