Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật về an toàn giao thông năm 2024 dành cho Cán bộ Đoàn Hội, đoàn viên, thanh niên, hội viên, sinh viên tỉnh Phú Yên?
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật về an toàn giao thông năm 2024 dành cho Cán bộ Đoàn Hội, đoàn viên, thanh niên, hội viên, sinh viên tỉnh Phú Yên?
Ngày 18/10/2024, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Phú Yên phát động tổ chức Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật về an toàn giao thông năm 2024, với chủ đề “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”. Trong đó:
- Đối tượng dự thi: Cán bộ Đoàn - Hội - Đội, đoàn viên, thanh niên, hội viên, sinh viên đang học tập, lao động, sinh sống trên địa bàn tỉnh Phú Yên (không áp dụng với đoàn viên trong lực lượng Công an trên địa bàn tỉnh).
- Thời gian thi: Từ 9 giờ ngày 18/10/2024 - đến 21 giờ ngày 5/11/2024.
- Hình thức thi: trắc nghiệm trực tuyến trên Trang thông tin điện tử Tỉnh Đoàn Phú Yên tại địa chỉ website: https://tuoitrephuyen.vn, bấm vào banner Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức pháp luật về an toàn giao thông năm 2024.
Dưới đây là đáp án Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật về an toàn giao thông năm 2024 có thể tham khảo:
Câu 1. Hành vi điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị xử phạt như thế nào: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe.
Câu 2. Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm theo Luật Giao thông đường bộ?
- Bấm còi, rú ga liên tục.
- Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ.
- Bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư.
Câu 3. Hành vi người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư thì xử phạt như thế nào: Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Câu 4. Người từ đủ 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên mà không có giấy phép lái xe sẽ bị xử phạt như thế nào: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Câu 5. Hành vi người điều khiển xe máy đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây ra tai nạn thì bị xử phạt như thế nào: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Câu 6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy (gọi chung là xe máy) thực hiện hành vi vi phạm nào sau đây: Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Câu 7. Hành vi chở người trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy bị xử phạt như thế nào: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe.
Câu 8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi vi phạm nào sau đây: Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.
Câu 9. Theo Luật Giao thông đường bộ, đường ưu tiên là gì?
- Là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau
- Là đường được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
Câu 10. Bên trái đường một chiều, người lái xe có được dừng xe, đỗ xe hay không: Không được dừng xe, đỗ xe
Câu 11. Biển báo hiệu đường bộ gồm những nhóm nào, ý nghĩa của từng nhóm?
- Nhóm biển báo cấm để biểu thị các điều cấm, nhóm biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra
- Nhóm hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành, nhóm biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết
- Nhóm biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn
Câu 12. Hành vi người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư thì xử phạt như thế nào: Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Câu 13. Người điều khiển phương tiện giao thông phải chấp hành quy định về tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe như thế nào: Phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
Câu 14. Theo Luật Giao thông đường bộ, người tham gia giao thông phải chấp hành quy định về sử dụng làn đường như thế nào?
- Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
- Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Câu 15. Người tham gia giao thông phải tuân thủ quy định nào khi chuyển hướng xe?
- Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
- Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
Câu 16. Ở nơi không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ, thì người đi bộ phải qua đường như thế nào cho an toàn: Phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi chắc chắn không có xe nào đang đến gần từ mọi hướng, vừa qua đường vừa quan sát.
Câu 17. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí nào sau đây:
- Bên trái đường một chiều; Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; Trên cầu, gầm cầu vượt; Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
- Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau; Nơi dừng của xe buýt;
- Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; Trong phạm vi an toàn của đường sắt; Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Câu 18. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm "Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông" thì bị xử phạt như thế nào: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Câu 19. Người tham gia giao thông phải tuân thủ quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau như thế nào?
- Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên phải tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến; nhường đường cho xe đi bên trái tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến.
- Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Câu 20. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy được chở bao nhiêu người là đúng quy định: Chỉ được chở một người, trong một số trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: Chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật, trẻ em dưới 14 tuổi.
Câu 21. Biển nào báo hiệu đường hầm: Biển 2
Câu 22. Gặp biển nào người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ: Biển 1.
Câu 23. Biển nào báo hiệu “Giao nhau có tín hiệu đèn”: Biển 3.
Câu 24. Biển nào báo hiệu đường sắt giao nhau với đường bộ không có rào chắn: Biển 2 và 3.
Câu 25. Khi nào xe phải nhường đường cho xe khác tại nơi đường giao nhau không có biển báo ưu tiên: Khi xe khác đi từ bên phải.
Câu 26. Gặp biển báo này, người tham gia giao thông phải xử lý như thế nào: Phải giảm tốc độ đến mức an toàn và không được vượt khi đi qua khu vực này.
Câu 27. Vạch kẻ đường nào dưới đây là vạch phân chia các làn xe cùng chiều: Vạch 1 và 2.
Câu 28. Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông: Xe tải, mô tô, xe khách, xe con.
Câu 29. Trường hợp này xe nào được quyền đi trước: Xe con
Câu 30. Các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông: Xe khách, xe tải, mô tô.
Câu 31. Theo hướng mũi tên, xe nào được phép đi: Mô tô, xe tải.
Câu 32. Người đi bộ phải chấp hành như thế nào là đúng?
- Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường; chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
- Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường
Câu 33. Trường hợp nào có thể vượt bên phải xe khác đang chạy phía trước: Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.
Câu 34. Hành vi người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông thì xử phạt như thế nào: Từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Câu 35. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Chở theo 02 người trên xe (trừ một số trường hợp quy định) bị áp dụng mức xử phạt vi phạm hành chính như nhế nào: Từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng
Câu 36. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng đối với người điều khiển xe máy có nồng độ cồn trong máy hoặc hơi thở vượt quá bao nhiêu: Nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Câu 37. Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, người bao nhiêu tuổi không được uống rượu, bia: Người chưa đủ 18 tuổi
Câu 38. Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, cơ sở kinh doanh rượu bia không được mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính bao nhiêu mét tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông: 100m
Câu 39. Theo Luật Giao thông đường bộ, khổ giới hạn của đường bộ là gì: Khổ giới hạn của đường bộ là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn.
Câu 40. Biển nào báo hiệu đường hai chiều: Biển 1
Câu 41. Điều kiện của xe mô tô hai bánh, xe gắn máy tham giao thông là gì?
- Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực, có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe.
- Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển; có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật; có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường; các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
Câu 42. Theo Luật Giao thông đường bộ, hành lang an toàn đường bộ là gì: Là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.
Câu 43. Hành vi dừng, đỗ xe mô tô, xe gắn máy ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông thì bị xử phạt như thế nào: Từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Câu 44. Hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy đi thành đoàn gây cản trở giao thông thì bị xử phạt như thế nào: Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Câu 45. Hành vi điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy bám, kéo, đẩy xe khác thì xử phạt như thế nào: Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Câu 46. Hành vi người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) thì xử phạt như thế nào: Từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Câu 47. Hành vi người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy thì xử phạt như thế nào: Từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Câu 48. Điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h thì sẽ bị xử phạt như thế nào: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Câu 49. Hành vi người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy buông cả hai tay khi đang điều khiển xe thì xử phạt như thế nào: Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
Câu 50. Hành vi người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ thì xử phạt như thế nào: Từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật về an toàn giao thông năm 2024 dành cho Cán bộ Đoàn Hội, đoàn viên, thanh niên, hội viên, sinh viên tỉnh Phú Yên? (Hình từ Internet)
Người đi xe máy được chở bao nhiêu người là đúng quy định?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008, người đi xe máy được chở chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
- Chở người bệnh đi cấp cứu.
- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
- Trẻ em dưới 14 tuổi.
Người lái xe có được dừng xe ở bên trái đường một chiều không?
Căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Điều 18. Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ
[...]
4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
a) Bên trái đường một chiều;
b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
c) Trên cầu, gầm cầu vượt;
d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
g) Nơi dừng của xe buýt;
h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Như vậy, người lái xe không được phép dừng xe ở bên trái đường một chiều.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?