Ai là người xây dựng hồ sơ đề nghị dự án, phương thức sản xuất, dịch vụ của cộng đồng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia?
- Ai là người xây dựng hồ sơ đề nghị dự án, phương thức sản xuất, dịch vụ của cộng đồng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia?
- Điều kiện hỗ trợ dự án, phương án sản xuất, dịch vụ của cộng đồng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia là gì?
- Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ dự án, phương án sản xuất, dịch vụ của cộng đồng từ vốn ngân sách nhà nước là bao nhiêu?
Ai là người xây dựng hồ sơ đề nghị dự án, phương thức sản xuất, dịch vụ của cộng đồng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia?
Căn cứ khoản 3 Điều 22 Nghị định 27/2022/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 22. Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng
[...]
3. Lựa chọn dự án, phương án sản xuất, dịch vụ của cộng đồng
a) Cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thông báo rộng rãi kế hoạch thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng trên các phương tiện truyền thông, hoặc trên trang điện tử, niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị.
b) Cộng đồng dân cư xây dựng hồ sơ đề nghị dự án, phương án sản xuất, dịch vụ gửi cơ quan, đơn vị thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất. Hồ sơ đề xuất thực hiện theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Tổ thẩm định hồ sơ đề nghị dự án, phương án sản xuất, dịch vụ và quyết định đơn vị, bộ phận giúp việc cho Tổ thẩm định. Thành phần Tổ thẩm định bao gồm: Tổ trưởng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Thủ trưởng phòng chuyên môn trực thuộc theo ủy quyền; thành viên là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có dự án, phương án sản xuất của cộng đồng; đại diện cơ quan tài chính, đầu tư và phòng, ban chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; chuyên gia hoặc những người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất do cộng đồng bình chọn (nếu cần thiết).
Nội dung thẩm định phải làm rõ việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này; sự cần thiết thực hiện dự án, phương án sản xuất, dịch vụ; phương án mua sắm và đầu mối thực hiện phương án mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng vật nuôi sử dụng vốn nguồn ngân sách nhà nước (nếu có).
d) Căn cứ ý kiến thẩm định của Tổ thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hoặc ủy quyền cho Thủ trưởng phòng, ban trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, dịch vụ do cộng đồng dân cư đề xuất.
[...]
Như vậy, cộng đồng dân cư sẽ là người xây dựng hồ sơ đề nghị dự án, phương án sản xuất, dịch vụ gửi cơ quan, đơn vị thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia.
Ai là người xây dựng hồ sơ đề nghị dự án, phương thức sản xuất, dịch vụ của cộng đồng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia? (Hình từ Internet)
Điều kiện hỗ trợ dự án, phương án sản xuất, dịch vụ của cộng đồng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia là gì?
Theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 27/2022/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP quy định điều kiện hỗ trợ dự án, phương án sản xuất, dịch vụ của cộng đồng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia như sau:
- Đảm bảo tỷ lệ tham gia của người dân thuộc đối tượng đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định 27/2022/NĐ-CP và quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Cộng đồng dân cư đề xuất dự án, phương án sản xuất, dịch vụ là nhóm hộ được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; tổ hợp tác thành lập tự nguyện theo quy định của pháp luật; nhóm hộ do các tổ chức chính trị - xã hội làm đại diện; nhóm hộ do Ban phát triển thôn làm đại diện hoặc nhóm hộ do người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
- Tổ, nhóm cộng đồng phải có thành viên có kinh nghiệm làm kinh tế giỏi được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
- Hộ tham gia dự án, phương án sản xuất, dịch vụ phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, lao động, tư liệu sản xuất đáp ứng nội dung của dự án và cam kết đảm bảo phần đối ứng thực hiện dự án, phương án.
Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ dự án, phương án sản xuất, dịch vụ của cộng đồng từ vốn ngân sách nhà nước là bao nhiêu?
Theo khoản 5 Điều 22 Nghị định 27/2022/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 38/2023/NĐ-CP quy định mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ dự án, phương án sản xuất, dịch vụ của cộng đồng từ vốn ngân sách nhà nước như sau:
- Hỗ trợ tối đa không quá 95% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 80% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn khó khăn; không quá 60% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án trên các địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia. Cơ quan phê duyệt dự án, phương án quyết định mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một (01) dự án, phương án, nhưng không vượt định mức hỗ trợ đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án, phương án sản xuất, dịch vụ thông qua người đại diện do cộng đồng lựa chọn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?
- Có mấy nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao?