Trường hợp nào được sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân?

Trường hợp nào được sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân? Nguyên tắc hoạt động quốc phòng được quy định như thế nào? 06 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng là gì?

Trường hợp nào được sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 24 Luật Quốc phòng 2018 quy định về trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân được quy định như sau:

Điều 24. Nguyên tắc hoạt động và trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân
[...]
2. Trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân được quy định như sau:
a) Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Trong thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Trong tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Khi tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới thực hiện theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh;
e) Khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh, việc sử dụng lực lượng vũ trang do Chính phủ quy định.

Như vậy, trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân được quy định như sau:

- Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Trong thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm thực hiện theo quy định của Luật Quốc phòng 2018 và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Trong tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Khi tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới thực hiện theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh;

- Khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh, việc sử dụng lực lượng vũ trang do Chính phủ quy định.

Trường hợp nào được sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân?

Trường hợp nào được sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc hoạt động quốc phòng được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Luật Quốc phòng 2018 quy định về nguyên tắc hoạt động quốc phòng như sau:

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động quốc phòng
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.
2. Củng cố, tăng cường quốc phòng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
3. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân.
4. Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng.
5. Kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại.

Như vậy, nguyên tắc hoạt động quốc phòng được quy định như sau:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.

- Củng cố, tăng cường quốc phòng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.

- Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân.

- Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng.

- Kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại.

06 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng là gì?

Căn cứ theo Điều 6 Luật Quốc phòng 2018 quy định về 06 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng như sau:

(1) Chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

(2) Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức vũ trang trái pháp luật.

(3) Điều động, sử dụng người, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện để tiến hành hoạt động vũ trang khi chưa có lệnh hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc không có trong kế hoạch huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu đã được phê duyệt.

(4) Chống lại hoặc cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

(5) Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng để xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

(6) Phân biệt đối xử về giới trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lực lượng vũ trang nhân dân
Lê Nguyễn Minh Thy
174 lượt xem
Lực lượng vũ trang nhân dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Lực lượng vũ trang nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là người thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân? Nguyên tắc hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào được sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thì lực lượng nào được ra đời sớm nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm vụ của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền lập danh sách cử tri trong đơn vị vũ trang nhân dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân có được sử dụng tài sản công? Lực lượng vũ trang nhân dân có quyền và nghĩa vụ gì khi quản lý và sử dụng tài sản công?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức có được xin thôi quốc tịch Việt Nam khi đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm những lực lượng nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy trình thực hiện chế độ ưu đãi đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đang tại ngũ, công tác được hướng dẫn như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tập thể, cá nhân thuộc lực lượng vũ trang trình khen thưởng cấp Nhà nước
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lực lượng vũ trang nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Lực lượng vũ trang nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lực lượng vũ trang nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào