Biểu mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực năm 2024?
Biểu mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực năm 2024?
Biểu mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực năm 2024 được quy định tại Thông tư 106/2020/TT-BTC.
Theo đó, Biểu mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực năm 2024 ban hành kèm theo Thông tư 106/2020/TT-BTC cụ thể như sau:
Biểu mức thu phí thẩm định cấp giấy phép hoạt động điện lực năm 2024? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 38 Luật Điện lực 2004 được sửa đổi bởi điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Điện lực sửa đổi 2012 quy định như sau:
Điều 38. Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực
1. Bộ Công thương cấp giấy phép hoạt động điện lực cho các đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có đấu nối với hệ thống điện quốc gia, đơn vị bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực với quy mô nhỏ trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Công thương.
3. Cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có quyền sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực. Việc sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực phải phù hợp với khả năng thực hiện của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép.
4. Việc cấp giấy phép hoạt động điện lực về phát điện, truyền tải, phân phối điện phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt.
Theo quy định này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực gồm:
- Bộ Công thương: cấp giấy phép hoạt động điện lực cho các đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có đấu nối với hệ thống điện quốc gia, đơn vị bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực.
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh: cấp giấy phép hoạt động điện lực cho tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực với quy mô nhỏ trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Công thương.
Đơn vị phân phối điện có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 41 Luật Điện lực 2004 được sửa đổi bởi điểm d khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 2 Luật Điện lực sửa đổi 2012, đơn vị phân phối điện có các quyền và nghĩa vụ dưới đây:
- Đơn vị phân phối điện có các quyền sau đây:
+ Hoạt động phân phối điện và các hoạt động khác theo giấy phép hoạt động điện lực.
+ Xây dựng và trình duyệt phí phân phối điện.
+ Được vào khu vực quản lý của bên mua điện để thao tác, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế mới trang thiết bị điện của đơn vị phân phối điện.
+ Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động phân phối điện.
+ Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ hoạt động phân phối điện.
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Đơn vị phân phối điện có các nghĩa vụ sau đây:
+ Bảo đảm lưới điện và các trang thiết bị phân phối điện vận hành an toàn, ổn định, tin cậy.
+ Bảo đảm cung cấp dịch vụ phân phối điện cho khách hàng sử dụng điện, đơn vị bán lẻ điện, đơn vị bán buôn điện đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, an toàn theo hợp đồng, trừ trường hợp lưới điện phân phối bị quá tải theo xác nhận của cơ quan điều tiết điện lực.
+ Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện phân phối và thực hiện đầu tư phát triển lưới điện phân phối đáp ứng nhu cầu điện theo quy hoạch phát triển điện lực; đầu tư công tơ và đường dây dẫn điện đến công tơ cho bên mua điện, trừ trường hợp có thoả thuận khác bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật với bên mua điện.
+ Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về quản lý nhu cầu sử dụng điện.
+ Tuân thủ phương thức vận hành, lệnh chỉ huy, điều khiển của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia.
+ Báo cáo về khả năng sẵn sàng vận hành, mức dự phòng của lưới điện và trang thiết bị phân phối điện, nhu cầu sử dụng điện trên địa bàn hoạt động của mình theo yêu cầu của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực, cơ quan điều tiết điện lực hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Xử lý sự cố.
+ Trường hợp có nguy cơ đe doạ đến tính mạng con người và an toàn của trang thiết bị phải ngừng hoặc giảm mức phân phối điện nếu không có giải pháp khác.
+ Khôi phục việc cấp điện chậm nhất là 2 giờ kể từ khi phát hiện sự cố hoặc nhận được thông báo của bên mua điện; trường hợp không thực hiện được trong thời hạn trên thì phải thông báo ngay cho bên mua điện về nguyên nhân và dự kiến thời gian cấp điện trở lại.
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Hiệp định Paris được ký vào ngày, tháng, năm nào?
- Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải (Mẫu số 01) áp dụng từ 5/1/2025?