Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở bị xử phạt hết bao nhiêu?

Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở bị xử phạt hết bao nhiêu? Trách nhiệm của cá nhân trong phát triển nhà ở được quy định như thế nào?

Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở bị xử phạt hết bao nhiêu?

Căn cứ tại điểm e khoản 1 Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư như sau:

Điều 70. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Gây thấm, dột căn hộ chung cư không thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của mình;
b) Sử dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư không đúng quy định về thiết kế, kiến trúc;
c) Kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ, dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc dịch vụ giết mổ gia súc;
d) Kinh doanh nhà hàng, karaoke, quán bar tại phần diện tích dùng để kinh doanh của nhà chung cư nhưng không đảm bảo yêu cầu về cách âm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định;
đ) Hoạt động kinh doanh tại phần diện tích không dùng để kinh doanh của nhà chung cư theo quy định;
e) Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở.
[...]

Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Điều 4. Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt
[...]
3. Trong Nghị định này, mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
[...]
c) Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
[...]

Như vậy, sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

- Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

- Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở bị xử phạt hết bao nhiêu?

Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở bị xử phạt hết bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Chủ tịch UBND huyện có thẩm quyền xử phạt hành vi sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở hay không?

Căn cứ theo Điều 79 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:

Điều 79. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến 200.000.000 đồng.
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
4. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.

Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoàn toàn có đủ thẩm quyền xử phạt đối với hành vi sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở.

Trách nhiệm của cá nhân trong phát triển nhà ở được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 56 Luật Nhà ở 2023 quy định trách nhiệm của cá nhân trong phát triển nhà ở như sau:

Điều 56. Trách nhiệm của cá nhân trong phát triển nhà ở
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng trong xây dựng, cải tạo nhà ở.
2. Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng, cải tạo nhà ở.
3. Bảo đảm an toàn cho người và tài sản của chủ sở hữu, người sử dụng công trình xây dựng liền kề trong quá trình xây dựng, cải tạo nhà ở; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ để bán, cho thuê mua, cho thuê còn phải thực hiện quy định tại Điều 57 của Luật này.
5. Trách nhiệm khác trong phát triển nhà ở theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trách nhiệm của cá nhân trong phát triển nhà ở được quy định như sau:

- Tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng trong xây dựng, cải tạo nhà ở.

- Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng, cải tạo nhà ở.

- Bảo đảm an toàn cho người và tài sản của chủ sở hữu, người sử dụng công trình xây dựng liền kề trong quá trình xây dựng, cải tạo nhà ở; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ để bán, cho thuê mua, cho thuê còn phải thực hiện quy định tại Điều 57 Luật Nhà ở 2023.

- Trách nhiệm khác trong phát triển nhà ở theo quy định của pháp luật.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Lê Nguyễn Minh Thy
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào