Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Ninh Bình là bao nhiêu mét vuông?

Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Ninh Bình là bao nhiêu mét vuông? Nhóm đất phi nông nghiệp gồm các loại đất nào?

Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Ninh Bình là bao nhiêu mét vuông?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Quyết định 70/2024/QĐ-UBND quy định như sau:

Điều 4. Diện tích tối thiểu được tách thửa đất
Các thửa đất hình thành sau khi tách thửa phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Đất ở
a) Đất ở tại đô thị: Diện tích thửa đất không nhỏ hơn 35 m2, có chiều rộng tiếp giáp với đường giao thông và chiều sâu lớn hơn hoặc bằng 3 m.
b) Đất ở tại nông thôn: Diện tích thửa đất không nhỏ hơn 45 m2, có chiều rộng tiếp giáp với đường giao thông và chiều sâu lớn hơn hoặc bằng 4 m.
2. Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở
Thực hiện theo quy hoạch, dự án đầu tư được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận.
3. Đất nông nghiệp
a) Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản trong khu dân cư: Diện tích, kích thước thửa đất sau khi tách phải đảm bảo quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác ngoài khu dân cư: Diện tích thửa đất sau khi tách không nhỏ hơn 180 m2, chiều rộng lớn hơn hoặc bằng 5 m.
c) Đất lâm nghiệp diện tích thửa đất sau khi tách không nhỏ hơn 720 m2, chiều rộng lớn hơn hoặc bằng 10 m.
đ) Trường hợp tách thửa đối với thửa đất nông nghiệp có hình thể đặc biệt không xác định được chiều rộng thửa đất thì không phải áp dụng giới hạn chiều rộng thửa đất quy định tại điểm a, b, c khoản 3 Điều này.
4. Đối với trường hợp đất ở và đất nông nghiệp trong cùng một thửa đất, việc tách thửa đất thực hiện như sau:
a) Trường hợp tách một phần đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất: Phần đất ở được tách ra và phần đất ở còn lại phải đảm bảo theo quy định tại khoản 1 Điều này; đất nông nghiệp tách theo đất ở không quy định về diện tích tối thiểu.
b) Trường hợp tách riêng thành thửa đất ở và thửa đất nông nghiệp: Thửa đất ở và thửa đất nông nghiệp được hình thành sau tách thửa phải đảm bảo diện tích, kích thước theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Ninh Bình được xác định như sau:

- Đất ở tại đô thị: Diện tích thửa đất không nhỏ hơn 35 m2, có chiều rộng tiếp giáp với đường giao thông và chiều sâu lớn hơn hoặc bằng 3 m.

- Đất ở tại nông thôn: Diện tích thửa đất không nhỏ hơn 45 m2, có chiều rộng tiếp giáp với đường giao thông và chiều sâu lớn hơn hoặc bằng 4 m.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/18102024/tach-thua-dat%20(1).jpg

Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Ninh Bình là bao nhiêu mét vuông? (Hình từ Internet)

Nhóm đất phi nông nghiệp gồm các loại đất nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024, nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất dưới đây:

- Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan.

- Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.

- Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác.

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản.

- Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm:

+ Đất công trình giao thông;

+ Đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước;

+ Đất công trình phòng, chống thiên tai;

+ Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên;

+ Đất công trình xử lý chất thải;

+ Đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng;

+ Đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin;

+ Đất chợ dân sinh, chợ đầu mối;

+ Đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng.

- Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);

- Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;

- Đất có mặt nước chuyên dùng;

- Đất phi nông nghiệp khác.

Quyền chung của người sử dụng đất là gì?

Căn cứ theo Điều 26 Luật Đất đai 2024, quyền chung của người sử dụng đất đó là;

- Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất sử dụng hợp pháp.

- Hưởng các lợi ích khi Nhà nước đầu tư để bảo vệ, cải tạo và phát triển đất nông nghiệp.

- Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, phục hồi đất nông nghiệp.

- Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

- Được quyền chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định.

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Kim Linh
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào