Khách quan và chủ quan là gì? Ví dụ cụ thể và khách quan và chủ quan theo Bộ luật Hình sự 2015?

Khách quan và chủ quan là gì? Ví dụ cụ thể và khách quan và chủ quan theo Bộ luật Hình sự 2015?

Khách quan và chủ quan là gì? Ví dụ cụ thể và khách quan và chủ quan theo Bộ luật Hình sự 2015?

Khách quan và chủ quan của tội phạm theo Bộ luật Hình sự 2015 được phân tích dựa trên tùy từng loại tội phạm.

Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm, bao gồm: lỗi, mục đích và động cơ phạm tội. Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng phải là hành vi được thực hiện một cách có lỗi (lỗi cố ý hoặc vô ý).

- Lỗi: Người phạm tội phải có lỗi, tức là phải nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật hoặc phải hiểu biết được điều đó. Lỗi có hai hình thức chính là cố ý và vô ý.

- Mục đích: Mục đích phạm tội là mục tiêu mà người phạm tội muốn đạt được thông qua hành vi phạm pháp.

- Động cơ: Động cơ phạm tội là nguyên nhân sâu xa thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi trái pháp luật.

Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.

- Hành vi nguy hiểm cho xã hội: Đây là dấu hiệu bắt buộc của mọi tội phạm.

Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: Hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác. Để cấu thành tội phạm, hành vi đó phải gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

- Các dấu hiệu khác: Ngoài hai dấu hiệu bắt buộc trên, tội phạm còn có thể có các dấu hiệu khác như:

+ Phương tiện, công cụ: Các vật dụng được sử dụng để thực hiện tội phạm.

+ Phương pháp, thủ đoạn: Cách thức thực hiện tội phạm.

+ Thời gian, địa điểm: Thời điểm và nơi xảy ra tội phạm.

Các dấu hiệu khác như phương tiện, công cụ, thời gian, địa điểm... chỉ là dấu hiệu bổ sung, không phải tất cả các tội phạm đều có đầy đủ các dấu hiệu này. Chúng chỉ được coi là dấu hiệu bắt buộc khi pháp luật quy định cụ thể đối với từng loại tội phạm.

Ví dụ: Mặt khách quan và chủ quan đối với tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

- Khách quan

Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản là hành vi trộm cắp tài sản có thể được hiểu là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác; lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết.

- Chủ quan

Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản là hành vi phạm tội được thực hiện bởi lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ hành vi và hậu quả của mình là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội.

Khách quan và chủ quan là gì? Ví dụ cụ thể và khách quan và chủ quan theo Bộ luật Hình sự 2015?

Khách quan và chủ quan là gì? Ví dụ cụ thể và khách quan và chủ quan theo Bộ luật Hình sự 2015? (Hình từ Internet)

Cố ý phạm tội và vô ý phạm tội được hiểu như thế nào?

Tại Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về cố ý phạm tội và vô ý phạm tội như sau:

Cố ý phạm tội (Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015)

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

- Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

- Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Vô ý phạm tội (Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015)

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

- Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

- Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Có mấy loại tội phạm?

Tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về phân loại tội phạm như sau:

Điều 9. Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

Như vậy, có 04 loại tội phạm là:

- Tội phạm ít nghiêm trọng

- Tội phạm nghiêm trọng

- Tội phạm rất nghiêm trọng

- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Lương Thị Tâm Như
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào