Mẫu biên bản giao nhận hồ sơ vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024?
Mẫu biên bản giao nhận hồ sơ vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024?
Mẫu biên bản giao nhận hồ sơ vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024 là một trong các biểu mẫu sử dụng trong giai đoạn truy tố và được áp dụng theo Mẫu số 150/HS tại Mục 1 Danh mục Mẫu văn bản tố tụng, văn bản nghiệp vụ thực hiện trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 15/QĐ-VKSTC năm 2018.
Dưới đây là mẫu biên bản giao nhận hồ sơ vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024:
Tải về mẫu biên bản giao nhận hồ sơ vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024:
Mẫu biên bản giao nhận hồ sơ vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Việc giao nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra có cần lập biên bản không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 238 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 238. Giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra
1. Khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giao hồ sơ vụ án kèm theo bản kết luận điều tra đề nghị truy tố và vật chứng (nếu có) thì Viện kiểm sát phải kiểm tra và xử lý như sau:
a) Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) đã đầy đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng và bản kết luận điều tra đã được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì nhận hồ sơ vụ án;
b) Trường hợp tài liệu trong hồ sơ vụ án, vật chứng kèm theo (nếu có) không đủ so với bảng kê tài liệu, vật chứng hoặc bản kết luận điều tra chưa được giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can thì chưa nhận hồ sơ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bổ sung tài liệu, vật chứng; yêu cầu giao bản kết luận điều tra cho bị can hoặc người đại diện của bị can.
2. Việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này và đưa vào hồ sơ vụ án.
Theo đó, việc giao nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra bắt buộc phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
Người bào chữa có được sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án không?
Căn cứ theo điểm l khoản 1, điểm e khoản 2 Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
1. Người bào chữa có quyền:
[...]
g) Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
h) Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
i) Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
k) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
l) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
[...]
2. Người bào chữa có nghĩa vụ:
a) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo;
b) Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
c) Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan;
d) Tôn trọng sự thật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
đ) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án; trường hợp chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này thì phải có mặt theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;
e) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết khi thực hiện bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
[...]
Theo quy định này, người bào chữa chỉ được sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra và không được sử dụng tài liệu đã sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Những bài học kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày thành lập Đảng đến nay (03/2/1930 - 03/2/2025) theo Kế hoạch 175?
- Chính sách trọng dụng người có phẩm chất năng lực nổi trội đối với cán bộ công chức viên chức theo Nghị định 178?