Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về tiếp cận thông tin tỉnh Sơn La năm 2024?
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về tiếp cận thông tin tỉnh Sơn La năm 2024?
Căn cứ theo Thông báo phát động Cuộc thi Tải về, thông tin tổ chức Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về tiếp cận thông tin tỉnh Sơn La năm 2024 diễn ra như sau:
- Đối tượng dự thi: cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên, cán bộ chiến sỹ trong lực lượng vũ trang và Nhân dân trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Thời gian thi: từ 08 giờ ngày 22/10/2024 đến 17 giờ 30 ngày 01/11/2024.
- Hình thức thi: trắc nghiệm trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh Sơn La tại địa chỉ: https://sonla.gov.vn/, bấm vào banner cuộc thi.
Dưới đây là đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về tiếp cận thông tin tỉnh Sơn La năm 2024 có thể tham khảo:
Câu hỏi số 1: Trường hợp phát hiện thông tin do mình tạo ra và đã được công khai không chính xác thì cơ quan đó có trách nhiệm gì: Kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
Câu hỏi số 2: Theo Luật Tiếp cận thông tin, việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin trong trường hợp nào: Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Câu hỏi số 3: Theo Luật Tiếp cận thông tin, khi được cung cấp thông tin, công dân có phải trả phí, lệ phí không: Không phải trả phí, lệ phí, trừ trường hợp luật khác có quy định
Câu hỏi số 4: Theo Luật Tiếp cận thông tin, người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin qua người nào sau đây: Người đại diện theo pháp luật.
Câu hỏi số 5: Theo Luật Tiếp cận thông tin, công dân được tiếp cận thông tin bằng bao nhiêu cách thức: 2
Câu hỏi số 6: Theo Luật Tiếp cận thông tin, việc cung cấp thông tin qua mạng điện tử được thực hiện khi có đủ các điều kiện nào sau đây: Thông tin được yêu cầu phải là thông tin thuộc tập tin có sẵn và có thể truyền tải qua mạng điện tử; Cơ quan nhà nước có đủ điều kiện về kỹ thuật để cung cấp thông tin được yêu cầu qua mạng điện tử.
Câu hỏi số 7: Cơ quan nào giúp Chính phủ theo dõi chung việc thi hành Luật Tiếp cận thông tin: Bộ Tư pháp.
Câu hỏi số 8: Theo Luật Tiếp cận thông tin, đối với những thông tin được công khai bằng hình thức niêm yết mà pháp luật chưa quy định cụ thể về địa điểm, thời hạn niêm yết thì phải được niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước hoặc địa điểm sinh hoạt cộng đồng trong thời hạn ít nhất là bao nhiêu ngày: 30 ngày
Câu hỏi số 9: Theo Nghị định số 13/2018/NĐ-CP, người đứng đầu cơ quan cung cấp thông tin phải có trách nhiệm nào sau đây: Cho phép người yêu cầu cung cấp thông tin sử dụng điện thoại di động và các phương tiện kỹ thuật khác của cá nhân để sao, chụp văn bản, hồ sơ, tài liệu.
Câu hỏi số 10: Hành vi nào không bị nghiêm cấm theo Luật Tiếp cận thông tin: Khiếu nại, khởi kiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin
Câu hỏi số 11: Công dân thực hiện quyền được tiếp cận thông tin bằng các cách thức nào: Tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai; yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.
Câu hỏi số 12: Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 quy định “thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra” là gì: Tin, dữ liệu được tạo ra trong quá trình cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, được người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước đó ký, đóng dấu hoặc xác nhận bằng văn bản.
Câu hỏi số 13: Theo Luật Tiếp cận thông tin, đối với hình thức cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin thì: Đối với thông tin phức tạp, không có sẵn mà cần tập hợp từ các bộ phận của cơ quan đó hoặc thông tin cần thiết phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì cơ quan được yêu cầu phải thông báo cho người yêu cầu đến trụ sở để đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu hoặc nhận bản sao, bản chụp tài liệu hoặc có văn bản thông báo về việc từ chối cung cấp thông tin chậm nhất là bao nhiêu ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ: 10 ngày.
Câu hỏi số 14: Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 ban hành vào ngày, tháng nào: Ngày 06 tháng 4 năm 2016
Câu hỏi số 15: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin: Cản trở, đe dọa, trù dập người yêu cầu, người cung cấp thông tin.
Câu hỏi số 16: Theo Luật Tiếp cận thông tin, thông tin do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tạo ra do ai chịu trách nhiệm cung cấp: Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Câu hỏi số 17: Theo Luật Tiếp cận thông tin, cơ quan nào quy định mẫu Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin: Chính phủ.
Câu hỏi số 18: Theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin, thông tin nào sau đây công dân được tiếp cận có điều kiện: Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
Câu hỏi số 19: Theo Luật Tiếp cận thông tin, cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật về biện pháp, quy trình bảo quản thông tin và hệ thống quản lý thông tin: Chính phủ.
Câu hỏi số 20: Theo Luật Tiếp cận thông tin, thông tin nào sau đây phải được công khai rộng rãi?
- Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thông tin liên quan đến lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng.
- Thông tin về dự toán ngân sách nhà nước.
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về tiếp cận thông tin tỉnh Sơn La năm 2024? (Hình từ Internet)
Công dân thực hiện quyền được tiếp cận thông tin bằng các cách thức nào?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Tiếp cận thông tin 2016, công dân thực hiện quyền được tiếp cận thông tin bằng 02 cách thức dưới đây:
- Tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai.
- Yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.
Thông tin nào công dân không được tiếp cận?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Tiếp cận thông tin 2016, các thông tin công dân không được phép tiếp cận bao gồm:
- Thông tin thuộc bí mật nhà nước, bao gồm những thông tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ và các lĩnh vực khác theo quy định của luật.
Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định.
- Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác; thông tin thuộc bí mật công tác; thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước; tài liệu do cơ quan nhà nước soạn thảo cho công việc nội bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tìm hiểu Pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?