Khi nhận khoản lãi tiền gửi ngân hàng phải xuất hóa đơn không?
Khi nhận khoản lãi tiền gửi ngân hàng phải xuất hóa đơn không?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
[...]
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau:
Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.
Ví dụ 10: Công ty TNHH P&C nhận được khoản tiền lãi từ việc mua trái phiếu và tiền cổ tức từ việc mua cổ phiếu của các doanh nghiệp khác. Công ty TNHH P&C không phải kê khai, nộp thuế GTGT đối với khoản tiền lãi từ việc mua trái phiếu và tiền cổ tức nhận được.
[...]
Căn cứ Công văn số 4085/TCT-DNT năm 2017 của Tổng cục Thuế V/v hướng dẫn chính sách thuế hướng dẫn như sau:
1. Đối với thu nhập từ lãi tiền gửi
Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:
“1. Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.”
Trường hợp Công ty MB Capital thu tiền mặt từ việc bán chứng khoán và gửi tại ngân hàng số tiền trên thì thu nhập từ lãi tiền gửi của Công ty là khoản thu tài chính khác, thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo quy định tại khoản 1, Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính. Công ty không phải phát hành hóa đơn GTGT đối với khoản thu tài chính này.
[...]
Căn cứ Công văn 3642/CTBDI - TTHT của Cục Thuế tỉnh Bình Định về đính chính trả lời chính sách thuế đối với tiền lãi gửi tiết kiệm Tải về hướng dẫn như sau:
1. Về xuất hóa đơn GTGT đối với khoản tiền gửi tại ngân hàng
- Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về thời nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ:
- Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư hợp nhất số 21/V8HN-BTC ngày 30/12/2021 của Bộ Tài chính quy định về trường hợp không phải kê khai tính nộp thực GTGT;
- Căn cứ Công văn số 4085/TCT-DNT ngày 11/9/2017 của Tổng cục Thuế V/v hướng dẫn chính sách thuế.
Căn cứ các quy định nêu trên, lãi tiền gửi ngân hàng được xác định là khoản thu tài chính khác, khi nhận khoản lãi tiền gửi ngân hàng dơn vị được viết phiếu thu, không phải xuất hóa đơn.
[...]
Như vậy, lãi tiền gửi ngân hàng được xác định là khoản thu tài chính khác, khi nhận khoản lãi tiền gửi ngân hàng đơn vị được viết phiếu thu, không phải xuất hóa đơn.
Khi nhận khoản lãi tiền gửi ngân hàng phải xuất hóa đơn không? (Hình từ Internet)
Mức lãi suất tiền gửi ngân hàng bằng đồng Việt Nam tối đa từ ngày 20/11/2024 là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 48/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 3. Lãi suất
1. Tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức và cá nhân không vượt quá mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng, tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ và đối với từng loại hình tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên của tổ chức và cá nhân trên cơ sở cung cầu vốn thị trường.
3. Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam quy định tại Thông tư này bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ và các phương thức trả lãi khác được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ.
4. Tổ chức tín dụng niêm yết công khai lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng và đăng tải trên trang thông tin điện tử (nếu có) của tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi không được thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác) không đúng với quy định của pháp luật.
Như vậy, mức lãi suất tiền gửi ngân hàng bằng đồng Việt Nam tối đa từ ngày 20/11/2024 được quy định như sau:
- Ngân hàng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức và cá nhân không vượt quá mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng, tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ và đối với từng loại hình tổ chức tín dụng.
- Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ và các phương thức trả lãi khác được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ.
Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi ngân hàng là bao nhiêu?
Tại Điều 3 Quyết định 32/2021/QĐ-TTg quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm ngân hàng như sau:
Điều 3. Hạn mức trả tiền bảo hiểm
Số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng (một trăm hai mươi lăm triệu đồng).
Theo đó, hiện nay hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi ngân hàng bao gồm cả tiền gốc và tiền lãi của một người tại một ngân hàng tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?