Trọn bộ Đáp án Tuần 5 Cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024?
- Trọn bộ Đáp án Tuần 5 Cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024?
- Có thể tham khảo Trọn bộ Đáp án Tuần 5 Cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024 dưới đây:
- Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về phía bên nào?
- Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Trọn bộ Đáp án Tuần 5 Cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024?
Ngày 12/8/2024, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia ban hành Kế hoạch 220/KH-UBATGTQG năm 2024 Tổ chức Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024.
Cuộc thi nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho mọi người dân; góp phần xây dựng văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông.
Từ ngày 16/9/2024 đến ngày 11/11/2024, tương ứng 08 tuần thi. Cụ thể, bắt đầu từ 10 giờ 00 ngày thứ Hai hằng tuần, kết thúc vào 9 giờ 00 ngày thứ Hai của tuần tiếp theo.
Đối tượng dự thi là Công dân Việt Nam và người nước ngoài hiện đang cư trú tại lãnh thổ Việt Nam, độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên tính đến thời điểm làm bài thi đều có quyền dự thi.
* Lưu ý: Các thành viên Ban Tổ chức, Ban Nội dung, Ban Thư ký Cuộc thi không được dự thi.
Có thể tham khảo Trọn bộ Đáp án Tuần 5 Cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024 dưới đây:
1.Theo quy định tại Luật Đường bộ số 35/2024/QH15 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?
Phá hoại kết cấu hạ tầng đường bộ; khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ trái quy định của pháp luật.
Đấu nối trái phép vào đường chính, đường nhánh; tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
Lấn, chiếm, sử dụng, xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ.
Tất cả các hành vi trên.
2.Khi lái xe trên đường, người lái xe cần quan sát và bảo đảm tốc độ phương tiện như thế nào?
Chỉ lớn hơn tốc độ tối đa cho phép khi đường vắng.
Chỉ lớn hơn tốc độ tối đa cho phép vào ban đêm.
Không vượt quá tốc độ cho phép.
3.Khi lái xe trong khu đô thị và đông dân cư trừ các khu vực có biển cấm sử dụng còi, người lái xe được sử dụng còi như thế nào trong các trường hợp dưới đây?
Từ 22 giờ đêm đến 5 giờ sáng.
Từ 5 giờ sáng đến 22 giờ tối.
Từ 23 giờ đêm đến 5 giờ sáng hôm sau.
4.Gặp biển nào người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ?
Biển 1.
Biển 2.
Biển 3.
Biển 1 và 3.
5.Theo quy định tại Nghị định số 67/2023/NĐ-CP của Chính phủ, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng do xe cơ giới gây ra cho một người trong một vụ tai nạn là bao nhiêu?
100 triệu đồng cho một người trong một vụ tai nạn.
150 triệu đồng cho một người trong một vụ tai nạn.
200 triệu đồng cho một người trong một vụ tai nạn.
Lưu ý: Trọn bộ Đáp án Tuần 5 Cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024 chỉ mang tính chất tham khảo.
Trọn bộ Đáp án Tuần 5 Cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông năm 2024? (Hình từ Internet)
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về phía bên nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về sử dụng làn đường cụ thể như sau:
Điều 13. Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Như vậy, theo quy định, phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Luật Giao thông đường bộ 2008, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cụ thể như sau:
- Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.
- Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ tại địa phương, có hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp đến đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa pháp luật về giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ.
- Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động khác thuộc thẩm quyền quản lý.
Thành viên trong gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở thành viên khác chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?