Đối tượng nào phải thực hiện khám sức khỏe định kỳ khi lái xe?
Đối tượng nào phải thực hiện khám sức khỏe định kỳ khi lái xe?
Theo quy định hiện hành, tại khoản 2 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định:
Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
[...]
2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.
Đồng thời, tại Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) có quy định như sau:
Điều 59. Tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
[....]
2. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm điều kiện sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định độ tuổi của người lái xe trong lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Như vậy, từ những quy định nêu trên, người hành nghề lái xe ô tô phải thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo quy định của pháp luật.
Đối tượng nào phải thực hiện khám sức khỏe định kỳ khi lái xe? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của nhân viên y tế trong việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định trách nhiệm của nhân viên y tế và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe như sau:
Điều 9. Trách nhiệm của nhân viên y tế và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe
1. Trách nhiệm của nhân viên y tế
a) Thực hiện đúng nhiệm vụ được người có thẩm quyền phân công.
b) Kiểm tra đối chiếu ảnh trong Giấy khám sức khỏe trước khi thực hiện khám sức khỏe đối với người lái xe.
c) Thực hiện đúng các quy trình, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để khám sức khỏe, bảo đảm kết quả khám trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình.
d) Những trường hợp khó kết luận, bác sỹ khám sức khỏe đề nghị hội chẩn chuyên môn theo quy định.
2. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
a) Thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khám sức khỏe cho người lái xe do cơ sở mình thực hiện.
b) Lưu trữ hồ sơ khám sức khỏe cho người lái xe, chịu trách nhiệm báo cáo về hoạt động khám sức khỏe cho người lái xe và tổng hợp vào báo cáo chung về hoạt động chuyên môn của cơ sở theo quy định của pháp luật về thống kê, báo cáo.
Như vậy, trách nhiệm của nhân viên y tế trong việc thực hiện khám sức khỏe cho người lái xe được quy định như sau:
- Thực hiện đúng nhiệm vụ được người có thẩm quyền phân công.
- Kiểm tra đối chiếu ảnh trong Giấy khám sức khỏe trước khi thực hiện khám sức khỏe đối với người lái xe.
- Thực hiện đúng các quy trình, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để khám sức khỏe, bảo đảm kết quả khám trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình.
- Những trường hợp khó kết luận, bác sỹ khám sức khỏe đề nghị hội chẩn chuyên môn theo quy định.
Quy định về chi phí khám sức khỏe cho người lái xe cụ thể ra sao?
Căn cứ Điều 14 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về chi phí khám sức khỏe cho người lái xe như sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị khám sức khỏe cho người lái xe phải trả chi phí khám sức khỏe cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc khám sức khỏe theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa hai đơn vị.
- Trường hợp người được khám sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ để lái xe có yêu cầu cấp nhiều hơn một Giấy khám sức khỏe của người lái xe thì phải nộp thêm phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp thực hiện việc khám sức khỏe cho người lái xe theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT thì chi phí khám sức khỏe cho người lái xe do cơ quan yêu cầu chi trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?