APEC là gì? Năm 2024, có bao nhiêu nước là thành viên APEC?

APEC là gì? Năm 2024, có bao nhiêu nước là thành viên APEC? Đối tượng nào được cấp thẻ ABTC? Doanh nhân APEC có được miễn thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam không?

APEC là gì? Năm 2024, có bao nhiêu nước là thành viên APEC?

APEC là từ viết tắt của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooporation forum) là tổ chức quốc tế của các quốc gia nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.

Thành lập tháng 11/1989, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) là một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện trong khi thực sự mở cửa đối với tất cả các nước và khu vực khác.

Mục đích chung của APEC đã được xác định ngay từ Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ nhất ở Can-bê-ra, Ôt-xtrây-lia năm 1989. Mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế của khu vực đòi hỏi phải thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương mở, tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế nhằm tăng cường lợi ích chung thông qua việc khuyến khích các luồng hàng hoá, dịch vụ, vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ giữa các thành viên.

Nhóm được thành lập với 12 thành viên APEC vào năm 1989, nhưng tính đến ngày 12/10/2024 thì đã mở rộng lên 21 thành viên APEC bao gồm Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ và Australia. APEC hiện chiếm gần 40% dân số thế giới, đóng góp trên 60% GDP và gần 50% thương mại toàn cầu.

APEC là gì? Năm 2024, có bao nhiêu nước là thành viên APEC?

APEC là gì? Năm 2024, có bao nhiêu nước là thành viên APEC? (Hình từ Internet)

Doanh nhân APEC có được miễn thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam không?

Căn cứ Điều 3 Quyết định 09/2023/QĐ-TTg quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thẻ đi lại doanh nhân APEC, gọi tắt là thẻ ABTC, là một loại thẻ do cơ quan có thẩm quyền của nền kinh tế thành viên APEC cấp cho doanh nhân của mình sau khi nhận được sự đồng ý cho phép nhập cảnh từ các nền kinh tế thành viên khác.
2. Doanh nhân Việt Nam là những người có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam và đang làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Doanh nhân nước ngoài là doanh nhân thuộc các nền kinh tế thành viên trong khối APEC đang được xem xét nhân sự hoặc có thẻ ABTC nhập cảnh Việt Nam.

Theo đó, doanh nhân APEC có thẻ ABTC thì được miễn thị thực khi nhập cảnh vào các nước là thành viên của nền kinh tế APEC.

Ngày 15/11/1998, tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) nhân Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC lần thứ 10.

Như vậy, doanh nhân APEC được miễn thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam.

Đối tượng nào được cấp thẻ ABTC?

Căn cứ Điều 9 Quyết định 09/2023/QĐ-TTg quy định đối tượng được xem xét cấp thẻ ABTC:

Điều 9. Đối tượng được xem xét cấp thẻ ABTC
1. Doanh nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị; Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc các doanh nghiệp, ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng;
b) Trưởng ban, Phó Trưởng ban Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
c) Kế toán trưởng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ trong các doanh nghiệp; Trưởng chi nhánh của doanh nghiệp.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc doanh nghiệp trực thuộc các tổ chức chính trị - xã hội; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
[...]

Như vậy, đối tượng được cấp thẻ APEC bao gồm:

[1] Doanh nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước bao gồm:

- Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị;

- Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc các doanh nghiệp, ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng;

- Trưởng ban, Phó Trưởng ban Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;

- Kế toán trưởng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ trong các doanh nghiệp;

- Trưởng chi nhánh của doanh nghiệp.

[2] Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc doanh nghiệp trực thuộc các tổ chức chính trị - xã hội;

[3] Chủ tịch, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

[4] Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phòng thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

[5] Doanh nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam gồm có:

- Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị;

- Chủ tịch công ty; Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc doanh nghiệp;

- Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc hợp tác xã hoặc liên hợp tác xã;

- Kế toán trưởng, Giám đốc bộ phận hoặc Trưởng phòng có liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ trong các doanh nghiệp;

- Trưởng chi nhánh của doanh nghiệp.

[6] Cán bộ, công chức, viên chức có nhiệm vụ tham dự các hội nghị, hội thảo, cuộc họp và các hoạt động về hợp tác, phát triển kinh tế của APEC.

[7] Trưởng đại diện, Phó Trưởng đại diện cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại các nước và vùng lãnh thổ thành viên APEC.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày thứ sáu đen tối là gì? Black Friday kéo dài bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trangnguyen.edu.vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt: Cách đăng nhập trên điện thoại, máy tính đơn giản 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Trạng Nguyên Tiếng Việt: Các bước xử lí sự cố và cho thi lại tại quantri.trangnguyen.edu.vn trong tổ chức thi cấp Trường?
Hỏi đáp Pháp luật
Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Vé máy bay Tết 2025 Vietnam Airline mở bán từ ngày nào đến ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm 2025 cả năm? Mùng 1 Tết 2025 là ngày mấy dương lịch?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 19 11 có ý nghĩa gì? Sự kiện diễn ra 19 11? Sử dụng lao động nam làm thêm giờ ngày 19 11 phải đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Còn bao nhiêu ngày nữa đến đêm giao thừa 2025? Tết Âm lịch 2025 được nghỉ ít nhất bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Nếu quên mật khẩu Trạng Nguyên tiếng Việt thì phải làm sao? Cách lấy lại tài khoản Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2024 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Phan Vũ Hiền Mai
398 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào