Dân số 63 tỉnh thành Việt Nam? Nội dung quản lý Nhà nước về dân số được quy định như thế nào?
Dân số 63 tỉnh thành Việt Nam?
Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2024, dân số Việt Nam ước tính đạt khoảng 100 triệu người, đứng thứ 15 thế giới.
Dưới đây là bảng thống kê chi tiết dân số 63 tỉnh thành Việt Nam năm 2024:
STT | Tỉnh Thành | Dân số |
1 | Hồ Chí Minh | 10 triệu |
2 | Hà Nội | 8,5 triệu người |
3 | Thanh Hóa | 3,7 triệu người |
4 | Nghệ An | 3,3 triệu người |
5 | Đồng Nai | 3,1 triệu người |
6 | Bình Dương | 2,6 triệu người |
7 | Hải Phòng | 2,2 triệu người |
8 | An Giang | 1,9 triệu người |
9 | Hải Dương | 1,9 triệu người |
10 | Đắk Lắk | 1,9 triệu người |
11 | Thái Bình | 1,8 triệu người |
12 | Bắc Giang | 1,9 triệu người |
13 | Nam Định | 1,9 triệu người |
14 | Tiền Giang | 1,8 triệu người |
15 | Kiên Giang | 1,7 triệu người |
16 | Long An | 1,7 triệu người |
17 | Đồng Tháp | 1,6 triệu người |
18 | Gia Lai | 1,5 triệu người |
19 | Quảng Nam | 1,5 triệu người |
20 | Bình Định | 1,5 triệu người |
21 | Phú Thọ | 1,4 triệu người |
22 | Bắc Ninh | 1,4 triệu người |
23 | Quảng Ninh | 1,4 triệu người |
24 | Lâm Đồng | 1,3 triệu người |
25 | Hà Tĩnh | 1,3 triệu người |
26 | Bến Tre | 1,3 triệu người |
27 | Thái Nguyên | 1,3 triệu người |
28 | Hưng Yên | 1,3 triệu người |
29 | Sơn La | 1,2 triệu người |
30 | Cần Thơ | 1,3 triệu người |
31 | Quảng Ngãi | 1,2 triệu người |
32 | Khánh Hòa | 1,3 triệu người |
33 | Bình Thuận | 1,3 triệu người |
34 | Sóc Trăng | 1,3 triệu người |
35 | Cà Mau | 1,2 triệu người |
36 | Tây Ninh | 1,2 triệu người |
37 | Vĩnh Phúc | 1,2 triệu người |
38 | Bà Rịa - Vũng Tàu | 1,2 triệu người |
39 | Đà Nẵng | 1,2 triệu người |
40 | Thừa Thiên Huế | 1,2 triệu người |
41 | Vĩnh Long | 1,1 triệu người |
42 | Trà Vinh | 1 triệu người |
43 | Bình Phước | 1 triệu người |
44 | Ninh Bình | 0,9 triệu người |
45 | Bạc Liêu | 1 triệu người |
46 | Quảng Bình | 0,9 triệu người |
47 | Phú Yên | 0,9 triệu người |
48 | Hà Giang | 0,9 triệu người |
49 | Hòa Bình | 0,9 triệu người |
50 | Hà Nam | 0,9 triệu người |
51 | Yên Bái | 0,7 triệu người |
52 | Tuyên Quang | 0,8 triệu người |
53 | Lạng Sơn | 0,8 triệu người |
54 | Hậu Giang | 0,8 triệu người |
55 | Lào Cai | 0,8 triệu người |
56 | Quảng Trị | 0,6 triệu người |
57 | Đắk Nông | 0,7 triệu người |
58 | Điện Biên | 0,6 triệu người |
59 | Ninh Thuận | 0,6 triệu người |
60 | Kon Tum | 0,5 triệu người |
61 | Cao Bằng | 0,5 triệu người |
62 | Lai Châu | 0,5 triệu người |
63 | Bắc Kạn | 0,3 triệu người |
Lưu ý: Dân số 63 tỉnh thành Việt Nam được cập nhất đến ngày 12/10/2024.
Dân số 63 tỉnh thành Việt Nam? Nội dung quản lý Nhà nước về dân số được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung quản lý Nhà nước về dân số được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 33 Pháp lệnh Dân số năm 2003 quy định về nội dung quản lý Nhà nước về dân số được quy định như sau:
[1] Xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và các biện pháp thực hiện công tác dân số;
[2] Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân số;
[3] Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số;
[4] Quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ về tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước về dân số;
[5] Tổ chức, quản lý công tác thu thập, xử lý, khai thác, lưu trữ thông tin, số liệu về dân số; công tác đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tổng điều tra dân số định kỳ;
[6] Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác dân số;
[7] Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dân số;
[8] Tổ chức, quản lý và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về dân số;
[9] Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số;
[10] Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dân số.
Biện pháp thực hiện kế hoạch hoá gia đình gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 9 Pháp Lệnh dân số năm 2003 quy định về việc kế hoạch hóa gia đình cụ thể như sau:
Điều 9. Kế hoạch hoá gia đình
1. Kế hoạch hoá gia đình là biện pháp chủ yếu để điều chỉnh mức sinh góp phần bảo đảm cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
2. Biện pháp thực hiện kế hoạch hoá gia đình bao gồm:
a) Tuyên truyền, tư vấn, giúp đỡ, bảo đảm để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện thực hiện kế hoạch hoá gia đình;
b) Cung cấp các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình bảo đảm chất lượng, thuận tiện, an toàn và đến tận người dân;
c) Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần, thực hiện các chính sách bảo hiểm để tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình sâu rộng trong nhân dân.
3. Nhà nước hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chương trình, dự án về kế hoạch hoá gia đình; ưu tiên đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và người chưa đến tuổi thành niên.
Theo đó, biện pháp thực hiện kế hoạch hoá gia đình gồm như sau:
- Tuyên truyền, tư vấn, giúp đỡ, bảo đảm để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện thực hiện kế hoạch hoá gia đình;
- Cung cấp các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình bảo đảm chất lượng, thuận tiện, an toàn và đến tận người dân;
- Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần, thực hiện các chính sách bảo hiểm để tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình sâu rộng trong nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?