Hướng dẫn cách đọc 7 hằng đẳng thức đáng nhớ dễ thuộc, học mẹo? Ví dụ? Hằng đẳng thức mở rộng?

7 hằng đẳng thức đáng nhớ? Hướng dẫn cách đọc 7 hằng đẳng thức đáng nhớ dễ thuộc, học mẹo? Ví dụ? Hằng đẳng thức mở rộng?

7 hằng đẳng thức đáng nhớ? Hướng dẫn cách đọc 7 hằng đẳng thức đáng nhớ dễ thuộc, học mẹo? Ví dụ?

7 hằng đẳng thức đáng nhớ là một trong những kiến thức cơ bản nhất mà một học sinh cần nắm vững. Đây là một kiến thức rất quan trọng trong chương trình trung học cơ sở giúp học sinh có thể ứng dụng vào giải các bài toán phức tạp.hằng đẳng thức đáng nhớ

Hướng dẫn cách đọc 7 hằng đẳng thức đáng nhớ dễ thuộc dưới đây:

(1) Bình phương của một tổng

Công thức: (A + B)² = A² + 2AB + B²

Lý thuyết: Bình phương của một tổng bằng bình phương số thứ nhất cộng hai lần tích của số thứ nhất và số thứ hai cộng với bình phương số thứ hai.

Ví dụ: (X + 5)² = X² + 2.X.5 + 5² = X² + 10X + 25

(2) Bình phương của một hiệu

Công thức: (A – B)² = A² – 2AB + B²

Lý thuyết: Bình phương của một hiệu bằng bình phương số thứ nhất trừ hai lần tích của số thứ nhất và số thứ hai cộng với bình phương số thứ hai.

Ví dụ: (X – 5)² = X² – 2.X.5 + 5² = X² – 10X + 25

(3) Hiệu hai bình phương

Công thức: A² – B² = (A – B)(A + B)

Lý thuyết: Bình phương của một hiệu bằng bình phương số thứ nhất trừ hai lần tích của số thứ nhất và số thứ hai cộng với bình phương số thứ hai.

Ví dụ: X² – 5² = (X – 5)(X + 5) = X² + 5X – 5X – 25 = X² – 25

(4) Lập phương của một tổng

Công thức: (A + B)³ = A³ + 3A²B + 3AB² + B³

Lý thuyết: Lập phương của tổng hai số bằng lập phương số thứ nhất cộng ba lần tích của bình phương số thứ nhất nhân với số thứ hai cộng ba lần số thứ nhất nhân với bình phương số thứ hai cộng lập phương số thứ hai.

Ví dụ: (X + 5)³ = X³ + 3X². 5 + 3X.5² + 5³ = X³ + 15X² + 75X + 125

(5) Lập phương của một hiệu

Công thức: (A – B)³ = A³ – 3A²B + 3AB² – B³

Lý thuyết: Lập phương của hiệu hai số bằng lập phương số thứ nhất trừ ba lần tích của bình phương số thứ nhất nhân với số thứ hai cộng ba lần số thứ nhất nhân với bình phương số thứ hai trừ lập phương số thứ hai

Ví dụ: (X – 5)³ = X³ – 3X². 5 + 3X.5² – 5³ = X³ – 15X² + 75X – 125

(6) Tổng hai lập phương

Công thức: A³ + B³ = (A + B)(A² – AB + B²)

Lý thuyết: Tổng của hai lập phương bằng tổng hai số nhân với bình phương số thứ nhất trừ tích hai số cộng bình phương số thứ hai.

Ví dụ: X³ + 3³ = (X + 3)(X² – 3X + 3²) = X.X² + X.(-3X) + 9X + 3.X² + 3.(-3X) + 3.9

= X³ – 3X² + 9X + 3X² – 9X + 27 = X³ + 27

(7) Hiệu hai lập phương

Công thức: A³ – B³ = (A – B)(A² + AB + B²)

Lý thuyết: Hiệu của hai lập phương bằng hiệu của hai số nhân với bình phương số thứ nhất nhân tích hai số cộng bình phương số thứ hai.

Ví dụ: X³ – 3³ = (X – 3)(X² + 3X + 3²) = X.X² + X.3X + 9.X – 3.X² – 3.3X – 3.9

= X³ + 3X² + 9X – 3X² – 9X – 27 = X³ – 27

Lưu ý: Cách ghi nhớ các hằng đẳng thức hiệu quả

Hiểu bản chất: Trước hết, cần hiểu rõ khái niệm, ý nghĩa và cách hoạt động của các hằng đẳng thức. Nếu hiểu tại sao chúng hoạt động và được dùng trong những tình huống nào, sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn.

Lên lịch ôn tập: Xây dựng một lịch ôn tập đều đặn cho việc học các hằng đẳng thức. Ôn tập thường xuyên giúp bạn củng cố kiến thức và dễ dàng ghi nhớ hơn.

Sử dụng phương pháp nhớ: Sử dụng các phương pháp nhớ như viết chúng ra, lập các mẫu thức đẳng thức, hoặc tạo những câu nhớ ngắn về chúng.

Giải các bài tập thực hành: Giải nhiều bài tập thực hành sử dụng các hằng đẳng thức. Thực hành sẽ giúp làm quen với cách áp dụng chúng trong các tình huống khác nhau.

Giảng dạy cho người khác: Một cách tốt để ghi nhớ là cố gắng giảng dạy lại cho người khác. Khi giải thích cho người khác, cần phải hiểu sâu hơn và điều này giúp củng cố kiến thức.

Học cùng nhóm: Học cùng nhóm có thể giúp chia sẻ kiến thức và học từ nhau. Mỗi người có thể có góc nhìn và cách nhớ riêng, điều này có thể giúp hiểu và ghi nhớ tốt hơn.

Hướng dẫn cách đọc 7 hằng đẳng thức đáng nhớ dễ thuộc, học mẹo? Ví dụ? Hằng đẳng thức mở rộng?

Hướng dẫn cách đọc 7 hằng đẳng thức đáng nhớ dễ thuộc, học mẹo? Ví dụ? Hằng đẳng thức mở rộng? (Hình từ Internet)

Ngoài 7 hằng đẳng thức đáng nhớ còn mở rộng thêm hằng đẳng thức mở rộng ra sao?

Ngoài 7 hằng đẳng thức đáng nhớ ra còn có một số hằng đẳng thức đáng nhớ với hàm mở rộng bậc 2 và bậc 3, hằng đẳng thức tổng quát như sau:

(1) Hằng đẳng thức mở rộng bậc 2

(a + b + c)2 = a2 + b2 + c2 + 2ab + 2ac + 2bc

(a + b – c)2 = a2 + b2 + c2 + 2ab – 2ac – 2bc

(a – b – c)2 = a2 + b2 + c2 – 2ab – 2ac + 2bc

(2) Hằng đẳng thức mở rộng bậc 3

a3 + b3 = (a + b)3 – 3ab(a + b)

a3 – b3 = (a – b)3 + 3ab(a – b)

(a + b + c)3 = a3 + b3 + c3 + 3(a + b)(a + c)(b + c)

a3 + b3 + c3 − 3abc = (a + b + c)(a2 + b2 + c2 − ab − bc − ca)

(a – b)3 + (b – c)3 + (c – a)3 = 3(a – b)(b – c)(c – a)

(a + b)(b + c)(c + a) – 8abc = a(b – c)2 + b(c – a)2 + c(a – b)2

(a + b)(b + c)(c + a) = (a + b + c)(ab + bc + ca) − abc

(a + b)(b + c)(c + a) – 8abc = a(b – c)2 + b(c – a)2 + c(a – b)2

(a + b)(b + c)(c + a) = (a + b + c)(ab + bc + ca) − abc

(3) Hằng đẳng thức dạng tổng quát

an + bn = (a + b)(an−1 − an−2b + an−3b2 − an−4b3 + … + a2bn−3 − a.bn−2 + bn−1) (1), với n là số lẻ thuộc tập N

an – bn = (a – b)(an−1 + an−2b + an−3b2 + … + a2bn−3 + a.bn−2 + bn−1)

Yêu cầu cần đạt đối với học sinh học 7 hằng đẳng thức đáng nhớ lớp 8 về nhận biết và biết tác dụng của hằng đẳng thức đáng nhớ như thế nào?

Căn cứ tại Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán phần Đại số Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt đối với học sinh học 7 hằng đẳng thức đáng nhớ lớp 8 về nhận biết và biết tác dụng của hằng đẳng thức đáng nhớ như sau:

- Nhận biết được các khái niệm: Đồng nhất thức, hằng đẳng thức.

- Mô tả được các hằng đẳng thức:

+ Bình phương của tổng và hiệu;

+ Hiệu hai bình phương;

+ Lập phương của tổng và hiệu;

+ Tổng và hiệu hai lập phương.

- Vận dụng được các hằng đẳng thức để phân tích đa thức thành nhân tử ở dạng:

+ Vận dụng trực tiếp hằng đẳng thức;

+ Vận dụng hằng đẳng thức thông qua nhóm hạng tử và đặt nhân tử chung.

Học sinh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Học sinh
Hỏi đáp Pháp luật
Toán Lý Hóa là khối gì ngành gì? Học Toán Lý Hóa làm nghề gì? Toán Lý Hóa là tự nhiên hay xã hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Tiếng anh 7 i Learn Smart World có đáp án tham khảo năm 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Tiếng anh 8 i Learn Smart World có đáp án tham khảo năm 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi cuối học kì 1 năm học 2024 2025 của học sinh Đà Nẵng là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh cấp 2, học sinh cấp 3 còn danh hiệu 'Học sinh tiên tiến' năm học 2024-2025 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên, trẻ mầm non, học sinh trên toàn Đà Nẵng được nghỉ học chiều ngày 05/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Đề thi Công nghệ lớp 6 giữa học kì 1 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bài dự thi những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường 500 từ năm 2024 dành cho học sinh tiểu học?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Học sinh
Lê Nguyễn Minh Thy
410 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào