Viên chức quản lý bị buộc thôi việc trong trường hợp nào?

Viên chức quản lý bị buộc thôi việc trong trường hợp nào? Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức quản lý?

Viên chức quản lý bị buộc thôi việc trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 1, khoản 3 Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 19. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;
3. Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;
4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
5. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, viên chức quản lý sẽ bị buộc thôi việc nếu thuộc 02 trường hợp dưới đây:

- Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức mà tái phạm

- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Không thực hiện đúng trách nhiệm, để viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

+ Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/09102024/vien-chuc-quan-ly%20(2)%20(1).jpg

Viên chức quản lý bị buộc thôi việc trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức quản lý?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 31. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức
1. Đối với viên chức quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
Đối với viên chức giữ chức vụ, chức danh do bầu thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định công nhận kết quả bầu cử tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 35 Nghị định này. Trường hợp xử lý bằng hình thức buộc thôi việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo cấp có thẩm quyền tuyển dụng trước khi ra quyết định, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền tuyển dụng hoặc được phân cấp thẩm quyền tuyển dụng.
[...]

Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm sẽ tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật đối với viên chức quản lý.

Hội đồng kỷ luật viên chức quản lý có bao nhiêu thành viên? Gồm những ai?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 35 Nghị định 112/2020/NĐ-CP, thành phần Hội đồng kỷ luật viên chức quản lý có 05 thành viên, bao gồm:

- Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc phê chuẩn, quyết định công nhận viên chức.

- 01 Ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị quản lý hoặc được phân cấp quản lý viên chức; trường hợp cấp bổ nhiệm đồng thời là cấp quản lý thì Ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức.

- 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện tổ chức đảng của đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức hoặc đơn vị được phân cấp quản lý viên chức.

- 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của đơn vị quản lý viên chức hoặc đơn vị được phân cấp quản lý viên chức.

- 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức.

Viên chức quản lý
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Viên chức quản lý
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức quản lý bị buộc thôi việc trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức quản lý đã bị kỷ luật cảnh cáo mà tái phạm thì xử lý như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hệ số lương của người lao động thấp hơn viên chức quản lý
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền đánh giá, phân loại viên chức quản lý
Hỏi đáp pháp luật
Thù lao đối với viên chức quản lý
Hỏi đáp pháp luật
Xếp lương đối với viên chức quản lý
Hỏi đáp pháp luật
Viên chức quản lý được xếp lương theo hạng Công ty
Hỏi đáp pháp luật
Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức quản lý ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Hỏi đáp pháp luật
Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức quản lý ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ
Hỏi đáp pháp luật
Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức quản lý ở mức hoàn thành nhiệm vụ
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Viên chức quản lý
Nguyễn Thị Kim Linh
136 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào