Cảnh sát giao thông không cần chào người vi phạm trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông không cần chào người vi phạm trong trường hợp nào? Cảnh sát giao thông có nhiệm vụ gì trong tuần tra, kiểm soát?

Cảnh sát giao thông không cần chào người vi phạm trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định như sau:

Điều 18. Tiến hành kiểm soát
Khi phương tiện giao thông cần kiểm soát đã dừng vào vị trí theo hướng dẫn, cán bộ Cảnh sát giao thông được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát đứng ở vị trí phù hợp, an toàn và thực hiện như sau:
1. Đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và xuống phương tiện.
2. Thực hiện chào theo Điều lệnh Công an nhân dân (trừ trường hợp biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã). Khi tiếp xúc với người có hành vi vi phạm pháp luật, cán bộ Cảnh sát giao thông phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong, có thái độ ứng xử đúng mực.
[...]

Theo đó, sau khi đề nghị người điều khiển xe thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và xuống xe khi yêu cầu dừng xe kiểm soát thì Cảnh sát giao thông được phân công làm nhiệm vụ phải thực hiện chào theo Điều lệnh công an nhân dân đối với người vi phạm.

Tuy nhiên, cảnh sát giao thông sẽ không cần chào người vi phạm trong các trường hợp dưới đây:

- Biết trước người đó thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm.

- Phạm tội quả tang.

- Đang có lệnh truy nã.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/08102024/canh-sat-giao-thong%20(3).jpg

Cảnh sát giao thông không cần chào người vi phạm trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Cảnh sát giao thông có nhiệm vụ gì trong tuần tra, kiểm soát?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 32/2023/TT-BCA, nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát đó là:

- Tuân thủ các quy định của pháp luật và mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

- Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi tuyến đường, địa bàn được phân công.

- Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.

- Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

- Trực tiếp, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường bộ. Tham gia phòng, chống khủng bố, chống biểu tình gây rối; phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn; cứu nạn, cứu hộ trên các tuyến giao thông đường bộ theo quy định.

- Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện các nhiệm vụ:

+ Phát hiện những sở hở, thiếu sót, bất cập trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và giao thông đường bộ để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục kịp thời.

+ Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Khi nào Cảnh sát giao thông được tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định như sau:

Điều 11. Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang
1. Tổ Cảnh sát giao thông được bố trí một bộ phận cán bộ hóa trang (mặc thường phục), phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định tại khoản 3 Điều này để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến, địa bàn được phân công.
2. Các trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang, gồm:
a) Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
b) Đấu tranh phòng, chống tội phạm; tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông đường bộ phức tạp.
3. Thẩm quyền quyết định tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang
a) Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang quy định tại khoản 2 Điều này;
[...]

Theo quy định này, Cảnh sát giao thông được tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang khi thuộc các trường hợp sau đây:

- Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

- Đấu tranh phòng, chống tội phạm; tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông đường bộ phức tạp.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Kim Linh
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào