Công ty cho thuê lại văn phòng có phải xuất hóa đơn không?
Công ty cho thuê lại văn phòng có phải xuất hóa đơn không?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
[...]
Căn cứ theo Điều 475 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 475. Cho thuê lại
Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.
Căn cứ theo Công văn 37366/CTHN-TTHT năm 2022, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
[...]
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP , có cung cấp dịch vụ cho thuê lại văn phòng (Công ty thuê nhà của cá nhân để làm văn phòng và được bên cho thuê đồng ý cho thuê lại phần diện tích văn phòng không sử dụng hết), nếu việc cho thuê lại này theo đúng quy định của pháp luật thì Công ty phải lập hóa đơn để giao cho người mua khi cung cấp dịch vụ theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Như vậy, trường hợp công ty sử dụng hóa đơn điện tử, có cung cấp dịch vụ cho thuê lại văn phòng (công ty thuê nhà của cá nhân để làm văn phòng và được bên cho thuê đồng ý cho thuê lại phần diện tích văn phòng không sử dụng hết), nếu việc cho thuê lại này theo đúng quy định của pháp luật thì công ty phải xuất hóa đơn để giao cho người mua khi cung cấp dịch vụ theo quy định.
Công ty cho thuê lại văn phòng có phải xuất hóa đơn không? (Hình từ Internet)
Chữ viết trên hóa đơn điện tử có được ghi bằng tiếng nước ngoài không?
Căn cứ theo điểm a khoản 13 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 10. Nội dung của hóa đơn
[...]
13. Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn
a) Chữ viết hiển thị trên hóa đơn là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.
[...]
Theo đó, chữ viết trên hóa đơn điện tử phải là tiếng Việt.
Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài phải được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.
Thời điểm xuất hóa đơn đối với bán hàng hóa là khi nào?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 3 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 9. Thời điểm lập hóa đơn
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
[...]
Theo quy định này, thời điểm xuất hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải xuất hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?