Việt Nam có bao nhiêu Đối tác chiến lược toàn diện?
Việt Nam có bao nhiêu Đối tác chiến lược toàn diện?
Tuy Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật khác chưa có định nghĩa cụ thể về "Đối tác chiến lược toàn diện", nhưng trên thực tế, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với nhiều quốc gia. Đối tác chiến lược toàn diện thường được hiểu là một cấp độ cao nhất trong quan hệ ngoại giao song phương, thể hiện sự tin cậy, hợp tác sâu rộng và toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
Tính đến tháng 11/2024, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 9 quốc gia:
Trung Quốc (2008)
Liên bang Nga (2012)
Ấn Độ (2016)
Hàn Quốc (2022)
Mỹ (9/2023)
Nhật Bản (11/2023)
Australia (3/2024)
Pháp (10/2024)
Malaysia (11/2024)
Trên đây là câu trả lời cho "Việt Nam có bao nhiêu Đối tác chiến lược toàn diện?"
Việt Nam có bao nhiêu Đối tác chiến lược toàn diện? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại?
Tại Điều 70 Hiến pháp 2013 có quy định về thẩm quyền quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại như sau:
Điều 70.
Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
[...]
9. Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật;
10. Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
11. Quyết định đại xá;
12. Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
13. Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;
14. Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, các điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;
15. Quyết định trưng cầu ý dân.
Như vậy, Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại.
Bên cạnh đó Quốc hội còn có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, các điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội.
Cơ quan nào thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội?
Tại Điều 74 Hiến pháp 2013 có quy định về cơ quan có thẩm quyền thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội như sau:
Điều 74.
Ủy ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
[...]
5. Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội;
6. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước;
7. Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân;
8. Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
9. Quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh trong trường hợp Quốc hội không thể họp được và báo cáo Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
10. Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
11. Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội;
12. Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
13. Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.
Như vậy, cơ quan thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội là Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?