Mức xử phạt đối với hành vi chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp mà không được cơ quan Nhà nước cho phép là bao nhiêu tiền?
- Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất nào?
- Mức xử phạt đối với hành vi chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp mà không được cơ quan Nhà nước cho phép là bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có đủ thẩm quyền xử phạt đối với hành vi chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp mà không được cơ quan Nhà nước cho phép hay không?
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định về nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất như sau:
Điều 9. Phân loại đất
[...]
2. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;
d) Đất nuôi trồng thủy sản;
đ) Đất chăn nuôi tập trung;
e) Đất làm muối;
g) Đất nông nghiệp khác.
[...]
Như vậy, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
- Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;
- Đất nuôi trồng thủy sản;
- Đất chăn nuôi tập trung;
- Đất làm muối;
- Đất nông nghiệp khác.
Mức xử phạt đối với hành vi chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp mà không được cơ quan Nhà nước cho phép là bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt đối với hành vi chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp mà không được cơ quan Nhà nước cho phép là bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định về hành vi chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
Điều 8. Sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép
1. Hành vi chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 03 héc ta trở lên.
[...]
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
[...]
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này áp dụng đối với cá nhân (trừ khoản 4, 5, 6 Điều 18, khoản 1 Điều 19, điểm b khoản 1 và khoản 4 Điều 20, Điều 22, khoản 2 và khoản 3 Điều 29 Nghị định này). Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.
[...]
Như vậy, mức xử phạt đối với hành vi chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp mà không được cơ quan Nhà nước cho phép cụ thể là:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất dưới 0,5 héc ta;
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất từ 03 héc ta trở lên.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có đủ thẩm quyền xử phạt đối với hành vi chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp mà không được cơ quan Nhà nước cho phép hay không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 123/2024/NĐ-CP quy định về thủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền như sau:
Điều 30. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính
[...]
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
[...]
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoàn toàn có đủ thẩm quyền xử phạt đối với hành vi chuyển đất trồng lúa sang loại đất khác trong nhóm đất nông nghiệp mà không được cơ quan Nhà nước cho phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm hưởng lương hưu của người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là khi nào?
- Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long gồm những tỉnh nào?
- Danh mục 83 loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại Việt Nam hiện nay?
- Mẫu báo cáo kê khai tài sản sử dụng chung áp dụng từ 01/01/2025 theo Thông tư 72?
- Bảng lương của Điều tra viên trung cấp cập nhật mới nhất năm 2024?