Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ phải bảo đảm những yêu cầu nào?

Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ phải bảo đảm những yêu cầu nào? Thanh toán điện tử giao thông đường bộ thông qua tài khoản nào?

Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ phải bảo đảm những yêu cầu nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ phải bảo đảm các yêu cầu như sau:

Điều 8. Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ
1. Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan, bảo đảm hoạt động ổn định, liên tục;
b) Bảo đảm kết nối với các hệ thống, cơ sở dữ liệu quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Bảo đảm quyền khai thác thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và quy định khác của pháp luật có liên quan.
[...]

Như vậy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

- Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan, bảo đảm hoạt động ổn định, liên tục;

- Bảo đảm kết nối với các hệ thống, cơ sở dữ liệu quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 119/2024/NĐ-CP;

- Bảo đảm quyền khai thác thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ phải bảo đảm những yêu cầu nào?

Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ phải bảo đảm những yêu cầu nào? (Hình từ Internet)

Thanh toán điện tử giao thông đường bộ thông qua tài khoản nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 43 Luật Đường bộ 2024 quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ như sau:

Điều 43. Thanh toán điện tử giao thông đường bộ
1. Thanh toán điện tử giao thông đường bộ là việc thanh toán các loại phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện giao thông đường bộ thông qua tài khoản giao thông.
2. Tài khoản giao thông là tài khoản mở cho chủ phương tiện giao thông đường bộ và kết nối với phương tiện thanh toán hợp pháp để thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật về ngân hàng.
3. Thanh toán tiền sử dụng đường bộ trên đường cao tốc phải thực hiện theo hình thức điện tử không dừng.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, thanh toán điện tử giao thông đường bộ là việc thanh toán các loại phí, giá, tiền dịch vụ liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện giao thông đường bộ thông qua tài khoản giao thông.

Đối tượng nào được mở tài khoản giao thông?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về mở tài khoản giao thông như sau:

Điều 11. Mở tài khoản giao thông
1. Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ mở tài khoản giao thông và cung cấp tài khoản truy cập ứng dụng thanh toán điện tử giao thông đường bộ cho chủ phương tiện ngay lần đầu gắn thẻ đầu cuối.
2. Tại thời điểm thực hiện giao dịch thanh toán điện tử giao thông đường bộ, tài khoản giao thông chỉ được kết nối với một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật ngân hàng để thực hiện thanh toán điện tử giao thông đường bộ. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do tổ chức cung ứng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cung cấp thông qua hợp đồng dịch vụ với Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông.
3. Mỗi tài khoản giao thông có thể sử dụng để chi trả cho nhiều phương tiện tham gia giao thông thuộc sở hữu của chủ phương tiện; mỗi phương tiện tham gia giao thông chỉ được nhận chi trả từ một tài khoản giao thông.
4. Đối tượng mở tài khoản giao thông bao gồm:
a) Chủ phương tiện là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật;
b) Chủ phương tiện là tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật.
[...]

Như vậy, đối tượng được mở tài khoản giao thông đó là:

- Chủ phương tiện là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

- Chủ phương tiện là tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.

Thanh toán điện tử
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thanh toán điện tử
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ được kết nối với các hệ thống, cơ sở dữ liệu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp miễn thu, thu theo tháng, theo quý, theo năm của thanh toán điện tử giao thông đường bộ được xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ phải bảo đảm những yêu cầu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin giao dịch thanh toán điện tử giao thông đường bộ gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu TTLNH-02 đề nghị rút khỏi Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thấu chi là gì? Điều kiện để các giấy tờ có giá được giao dịch thấu chi là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thanh toán điện tử
Lê Nguyễn Minh Thy
133 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thanh toán điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thanh toán điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào