Biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người thi hành công vụ và người thân trong hoạt động tố tụng, thi hành án được quy định thế nào theo Quy định 183?

Biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người thi hành công vụ và người thân trong hoạt động tố tụng, thi hành án được quy định thế nào theo Quy định 183?

Biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người thi hành công vụ và người thân trong hoạt động tố tụng, thi hành án được quy định thế nào theo Quy định 183?

Căn cứ theo Điều 7 Quy định 183-QĐ/TW năm 2024 quy định về biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người thi hành công vụ và người thân của người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án như sau:

- Người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án được bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, tài sản khi thi hành công vụ và trong trường hợp cần thiết khác; người thân của người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, quyền lợi, uy tín, danh dự khi bị các hành vi xâm phạm hoặc đe doạ xâm phạm liên quan đến việc thực thi công vụ của người thi hành công vụ.

- Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khoẻ, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của người thi hành công vụ và người thân của người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án đang bị xâm phạm hoặc đe doạ xâm phạm, thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải chỉ đạo, áp dụng ngay các biện pháp bảo vệ sau:

+ Bố trí lực lượng bảo vệ, tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, chấm dứt các hành vi xâm phạm, đe doạ xâm phạm.

+ Trang bị cho người thi hành công vụ vũ khí, công cụ hỗ trợ và các phương tiện khác để thực hiện các biện pháp tự bảo vệ trong trường hợp cần thiết. Việc cấp vũ khí, công cụ hỗ trợ được thực hiện theo đề nghị của người thi hành công vụ và trên cơ sở xem xét tình hình thực tiễn, nguy cơ xâm phạm đối với người thi hành công vụ và các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.

+ Áp dụng các biện pháp ngăn chặn, không cho các đối tượng có liên quan tiếp cận; giữ bí mật, thay đổi các thông tin, dữ liệu liên quan đến người thi hành công vụ và người thân của người thi hành công vụ; đồng thời di chuyển, giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, thay đổi tung tích, đặc điểm nhận dạng nếu cần thiết.

+ Xử lý kịp thời, nghiêm khắc đối với các hành vi xâm phạm, đe doạ xâm phạm.

- Người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án được hưởng các chế độ, chính sách chăm sóc sức khoẻ, y tế, khám, chữa bệnh định kỳ theo quy định; được xem xét hưởng các chính sách, chế độ ưu đãi như thương binh, liệt sĩ và các quyền, lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật nếu bị tổn hại tính mạng, sức khoẻ trong khi thi hành công vụ; được bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp và các chế độ, chính sách đãi ngộ khác tương xứng với tính chất, mức độ rủi ro nghề nghiệp.

Trường hợp bị thiệt hại về vật chất, tinh thần và các quyền, lợi ích hợp pháp khác thì được hỗ trợ, bồi thường thiệt hại theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Khi giải quyết các vụ án, vụ việc có mức độ nguy hiểm cao, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án cần áp dụng các biện pháp cần thiết quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Quy định 183-QĐ/TW năm 2024 để bảo vệ an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác cho người thi hành công vụ và người thân của người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án.

Biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người thi hành công vụ và người thân trong hoạt động tố tụng, thi hành án được quy định thế nào theo Quy định 183?

Biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người thi hành công vụ và người thân trong hoạt động tố tụng, thi hành án được quy định thế nào theo Quy định 183? (Hình từ Internet)

Người thi hành công vụ được bảo vệ trong hoạt động tố tụng, thi hành án có trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Quy định 183-QĐ/TW năm 2024 quy định về trách nhiệm của người thi hành công vụ được bảo vệ trong hoạt động tố tụng, thi hành án như sau:

Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người thi hành công vụ được bảo vệ trong hoạt động tố tụng, thi hành án
[...]
2. Trách nhiệm của người thi hành công vụ được bảo vệ trong hoạt động tố tụng, thi hành án
a) Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc tự bảo vệ an toàn bản thân khi thi hành công vụ; quản lý, bảo mật chặt chẽ thông tin, dữ liệu cá nhân, bí mật đời tư; không để lộ, lọt trên không gian mạng.
b) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, trung thực cho cơ quan có thẩm quyền về thông tin, tài liệu, căn cứ xác định việc bản thân bị đe doạ, trả thù, trù dập, xâm hại tính mạng, sức khoẻ, tài sản, uy tín, danh dự, nhân phẩm và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của bản thân và người thân.
c) Tuân thủ yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ; phối hợp với lực lượng bảo vệ trong thực hiện các biện pháp bảo vệ.
d) Kịp thời đề nghị chấm dứt hoặc từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ khi không còn hành vi xâm phạm hoặc đe doạ xâm phạm; được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi không được áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc việc áp dụng không kịp thời, gây hậu quả nghiêm trọng cho người được bảo vệ.

Như vậy, trách nhiệm của người thi hành công vụ được bảo vệ trong hoạt động tố tụng, thi hành án được quy định cụ thể như sau:

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc tự bảo vệ an toàn bản thân khi thi hành công vụ; quản lý, bảo mật chặt chẽ thông tin, dữ liệu cá nhân, bí mật đời tư; không để lộ, lọt trên không gian mạng.

- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, trung thực cho cơ quan có thẩm quyền về thông tin, tài liệu, căn cứ xác định việc bản thân bị đe doạ, trả thù, trù dập, xâm hại tính mạng, sức khoẻ, tài sản, uy tín, danh dự, nhân phẩm và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của bản thân và người thân.

- Tuân thủ yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ; phối hợp với lực lượng bảo vệ trong thực hiện các biện pháp bảo vệ.

- Kịp thời đề nghị chấm dứt hoặc từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ khi không còn hành vi xâm phạm hoặc đe doạ xâm phạm; được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi không được áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc việc áp dụng không kịp thời, gây hậu quả nghiêm trọng cho người được bảo vệ.

Nội dung bảo vệ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy định 183-QĐ/TW năm 2024 quy định về nội dung bảo vệ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án như sau:

- Bảo vệ an ninh, an toàn, trật tự, uy tín, sự tôn nghiêm đối với cơ quan, tổ chức, trụ sở và địa điểm diễn ra các hoạt động tố tụng, thi hành án.

- Bảo vệ an toàn về tài sản, hồ sơ, tài liệu, phương tiện, trang thiết bị làm việc của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các cơ sở giam giữ; các kho bảo quản vật chứng, tài liệu, đồ vật, tài sản có liên quan đến vụ án, vụ việc.

Người thi hành công vụ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người thi hành công vụ
Hỏi đáp Pháp luật
Sinh viên tình nguyện đi phân luồng giao thông có phải là người đang thi hành công vụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người thi hành công vụ và người thân trong hoạt động tố tụng, thi hành án được quy định thế nào theo Quy định 183?
Hỏi đáp Pháp luật
11 hành vi vi phạm xâm phạm cơ quan, tổ chức, người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án bị nghiêm cấm theo Quy định 183?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định 183 bảo vệ người thi hành công vụ trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án từ ngày 18/09/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Những chi phí nào được Nhà nước bồi thường cho thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm bởi người thi hành công vụ gây ra?
Hỏi đáp Pháp luật
Người thi hành công vụ bị nghiêm cấm thực hiện hành vi nào? Có bao nhiêu nguyên tắc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người thi hành công vụ
Lê Nguyễn Minh Thy
210 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào