Mẫu đề nghị quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác 2024?
- Mẫu đề nghị quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác 2024?
- Khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác?
- Nhà nước thu hồi rừng trong trường hợp nào?
Mẫu đề nghị quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác 2024?
Mẫu đề nghị quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác 2024 được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 91/2024/NĐ-CP, chi tiết như sau:
[1] Mẫu số 20: Đề nghị quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (dùng cho tổ chức)
[2] Mẫu số 21: Đề nghị quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác (dùng cho cá nhân)
Mẫu đề nghị quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác 2024? (Hình từ Internet)
Khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải đáp ứng các điều kiện gì?
Căn cư theo Điều 19 Luật Lâm nghiệp 2017 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 248 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Điều 19. Điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
1. Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
2. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
3. Có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
4. Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.
Như vậy, khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
[1] Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
[2] Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
[3] Có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
[4] Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác?
Căn cứ theo Điều 20 Luật Lâm nghiệp 2017 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 248 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Điều 20. Thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, trừ trường hợp thực hiện dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Luật đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Dầu khí.
Như vậy, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. trừ trường hợp thực hiện dự án thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2020, Luật đầu tư công 2019, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 , Luật Dầu khí 2022.
Nhà nước thu hồi rừng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Điều 22. Thu hồi rừng
1. Nhà nước thu hồi rừng trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
b) Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
c) Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;
d) Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn;
đ) Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;
e) Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật;
g) Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai.
2. Chủ rừng được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.
Theo quy định trên, Nhà nước sẽ thực hiện thu hồi rừng trong trường hợp dưới đây:
- Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
- Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
- Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng.
- Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn.
- Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.
- Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định.
- Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của pháp luật về đất đai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?