Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng mới nhất năm 2024?
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng mới nhất năm 2024?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 25/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Điều 6. Hồ sơ đề nghị chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần để thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 1 Thông tư này (trừ công ty con, công ty liên kết là công ty hoạt động trong lĩnh vực quản lý nợ và khai thác tài sản) gồm:
a) Văn bản của tổ chức tín dụng đề nghị chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Văn bản của cấp có thẩm quyền của tổ chức tín dụng thông qua phương án góp vốn, mua cổ phần;
c) Đề án của tổ chức tín dụng về việc góp vốn, mua cổ phần, trong đó tối thiểu bao gồm những nội dung sau:
[...]
Theo đó, mẫu văn bản đề nghị chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng mới nhất năm 2024 đang được áp dụng theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 25/2024/TT-NHNN.
Dưới đây là mẫu văn bản đề nghị chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng mới nhất năm 2024:
Tải về mẫu văn bản đề nghị chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng mới nhất năm 2024:
Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Công ty con của tổ chức tín dụng không được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 137 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Điều 137. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần
1. Mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại và công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó vào một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 111 của Luật này không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp.
2. Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại vào các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, kể cả công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 8 Điều 111 của Luật này không được vượt quá 40% vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại.
3. Mức góp vốn, mua cổ phần của một công ty tài chính và công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính đó vào một doanh nghiệp, quỹ đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 118 và khoản 2 Điều 123 của Luật này không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư nhận vốn góp.
4. Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một công ty tài chính vào doanh nghiệp, quỹ đầu tư, kể cả công ty con, công ty liên kết của công ty tài chính đó theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 118, khoản 2 và khoản 3 Điều 123 của Luật này không được vượt quá 40% vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của công ty tài chính.
5. Tổ chức tín dụng, công ty con của tổ chức tín dụng không được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng sau đây:
a) Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là cổ đông, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng đó;
b) Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là người có liên quan của cổ đông lớn, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng đó.
[...]
Theo đó, công ty con của tổ chức tín dụng không được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp trong 02 trường hợp dưới đây:
- Doanh nghiệp là cổ đông, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng đó.
- Doanh nghiệp là người có liên quan của cổ đông lớn, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng đó.
Tổ chức tín dụng bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, tổ chức tín dụng bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép.
- Tổ chức tín dụng bị chia, bị sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức pháp lý.
- Tổ chức tín dụng hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép.
- Tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động.
- Tổ chức tín dụng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.
- Tổ chức tín dụng nước ngoài có hoạt động ngân hàng có hiện diện thương mại tại Việt Nam bị giải thể, phá sản hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức đó đặt trụ sở chính thu hồi giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Hiệp định Paris được ký vào ngày, tháng, năm nào?
- Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải (Mẫu số 01) áp dụng từ 5/1/2025?