Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về cạnh tranh theo Bộ luật Hình sự 2015?

Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về cạnh tranh theo Bộ luật Hình sự 2015? Tội vi phạm quy định về cạnh tranh bị phạt bao nhiêu năm tù?

Tội vi phạm quy định về cạnh tranh bị phạt bao nhiêu năm tù?

Căn cứ Điều 217 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 50 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội vi phạm quy định về cạnh tranh:

Điều 217. Tội vi phạm quy định về cạnh tranh
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
b) Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận;
c) Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trở lên thuộc một trong các trường hợp: thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
[...]

Theo quy định trên, người nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vi phạm quy định về cạnh tranh thì có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm tùy theo mức độ vi phạm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trường hợp pháp nhân phạm tội vi phạm quy định về cạnh tranh thì có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm.

Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về cạnh tranh theo Bộ luật Hình sự 2015?

Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về cạnh tranh theo Bộ luật Hình sự 2015? (Hình từ Internet)

Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về cạnh tranh theo Bộ luật Hình sự 2015?

Tội vi phạm quy định về cạnh tranh được quy định độc lập tại Điều 217 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 50 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thuộc các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về cạnh tranh được quy định như sau:

[1] Chủ thể

Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Như vậy, chủ thể tội vi phạm quy định về cạnh tranh là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể trở thành chủ thể tội vi phạm quy định về cạnh tranh mà chỉ những người theo quy định của pháp luật có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. Chủ thể của tội phạm này phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất, kinh doanh.

Ngoài người phạm tội, thì chủ thể của tội “vi phạm quy định về cạnh tranh” còn có pháp nhân thương mại. Tuy nhiên, không phải pháp nhân thương mại nào vi phạm quy định về cạnh tranh cũng là chủ thể của tội phạm này, mà chỉ có pháp nhân thương mại nhất định mới có thể là chủ thể của tội phạm này.

[2] Khách thể

Mặt khách thể của tội vi phạm quy định về cạnh tranh là hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước về cạnh tranh, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, doanh nghiệp trên thị trường.

[3] Khách quan

Mặt khách quan của tội vi phạm quy định về cạnh tranh là người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại có thể thực hiện một hoặc tất cả các hành vi sau:

- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh

- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận

- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trở lên thuộc một trong các trường hợp:

+ Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp

+ Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ

+ Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ

+ Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư

+ Thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

[4] Chủ quan

Mặt chủ quan của tội vi phạm quy định về cạnh tranh là người hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi của mình là do cố ý, tức là người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện, mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra.

Các hành vi nào là hành vi cạnh tranh không lành mạnh?

Căn cứ Điều 45 Luật Cạnh tranh 2018 quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm:

- Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:

+ Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;

+ Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

- Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.

- Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.

- Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:

+ Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;

+ So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.

- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội vi phạm quy định về cạnh tranh
Phan Vũ Hiền Mai
413 lượt xem
Tội vi phạm quy định về cạnh tranh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội vi phạm quy định về cạnh tranh
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về cạnh tranh theo Bộ luật Hình sự 2015?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tội vi phạm quy định về cạnh tranh có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội vi phạm quy định về cạnh tranh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội vi phạm quy định về cạnh tranh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào