03 tiêu chí phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực y tế?
03 tiêu chí phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực y tế?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 17/2024/TT-BYT, có 03 tiêu chí phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực y tế đó là:
[1] Phân loại theo chức năng, nhiệm vụ:
- Đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước gồm:
+ Nghiên cứu chiến lược, chính sách.
+ Thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
+ Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các hoạt động sự nghiệp công phục vụ chức năng quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực y tế theo quy định của pháp luật.
- Đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực y tế gồm:
+ Y tế dự phòng.
+ Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng.
+ Giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần.
+ Y, dược cổ truyền.
+ Thiết bị y tế.
+ Dược, mỹ phẩm.
+ An toàn thực phẩm.
+ Dân số, sức khỏe sinh sản.
+ Các dịch vụ công khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
- Đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công là đơn vị thực hiện một hoặc nhiều chức năng, nhiệm vụ gồm:
+ Nghiên cứu chiến lược, chính sách.
+ Thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
+ Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các hoạt động sự nghiệp công phục vụ chức năng quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực y tế theo quy định của pháp luật.
+ Y tế dự phòng.
+ Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng.
+ Giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần.
+ Y, dược cổ truyền.
+ Thiết bị y tế.
+ Dược, mỹ phẩm.
+ An toàn thực phẩm.
+ Dân số, sức khỏe sinh sản.
+ Các dịch vụ công khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Việc xác định loại hình đơn vị sự nghiệp công lập tại khoản này căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
[2] Phân loại theo mức độ tự chủ về tài chính:
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.
- Đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Việc xác định mức tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực y tế quy định tại khoản này thực hiện theo quy định tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP.
[3] Phân loại theo cơ quan có thẩm quyền thành lập:
- Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Chính phủ.
- Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập bởi chủ thể khác theo quy định của pháp luật.
03 tiêu chí phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực y tế? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực y tế là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 17/2024/TT-BYT quy định như sau:
Điều 2. Nguyên tắc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực y tế
Việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực y tế thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là Nghị định số 120/2020/NĐ-CP).
Như vậy, nguyên tắc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực y tế đó là:
- Phải bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục và thẩm quyền theo quy định (trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành); một đơn vị sự nghiệp công lập có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập mới (kể cả đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập) phải tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (trừ trường hợp phải thành lập mới để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu).
Riêng đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm về chi thường xuyên và chi đầu tư, khi thành lập mới (kể cả trường hợp cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu) phải tự bảo đảm về chi thường xuyên và chi đầu tư.
- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả thì tổ chức lại hoặc giải thể.
Việc tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập không được làm tăng thêm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm thực hiện đúng quy định về số lượng cấp phó của đơn vị và thực hiện tinh giản biên chế theo quy định.
Thông tư 17/2024/TT-BYT có hiệu lực thi hành từ ngày nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 17/2024/TT-BYT quy định như sau:
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2024.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Theo quy định này, Thông tư 17/2024/TT-BYT sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?