Tổng hợp 06 biểu mẫu trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính 2024 theo Thông tư 01?
- Tổng hợp 06 biểu mẫu trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính 2024 theo Thông tư 01?
- Nguyên tắc xây dựng quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa là gì?
- Tổ chức việc thực hiện toàn bộ quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa như thế nào?
Tổng hợp 06 biểu mẫu trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính 2024 theo Thông tư 01?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 01/2018/TT-VPCP quy định về các biểu mẫu trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính.
Tổng hợp 06 biểu mẫu trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính 2024 được nêu cụ thể tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2018/TT-VPCP cụ thể dưới đây:
Mẫu số 01 | Mẫu giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả |
Mẫu số 02 | Mẫu phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ |
Mẫu số 03 | Mẫu phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ |
Mẫu số 04 | Mẫu phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả |
Mẫu số 05 | Mẫu phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ |
Mẫu số 06 | Mẫu sổ theo dõi hồ sơ |
* Các loại biểu mẫu quy định tại khoản 1 Điều này được thiết kế để sử dụng trên phương tiện điện tử và in trên khổ giấy A5 (148mm x 210mm), đối với biểu mẫu số 06 thiết kế in trên khổ giấy A4 (210mm x 297mm).
Tổng hợp 06 biểu mẫu trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính 2024 theo Thông tư 01? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xây dựng quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 01/2018/TT-VPCP quy định về xây dựng quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính như sau:
Điều 8. Xây dựng quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính
1. Nguyên tắc xây dựng quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính
a) Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước
b) Bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn triển khai tại cơ quan.
2. Xây dựng quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết cấp bộ
a) Cơ quan, đơn vị chuyên môn chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, xây dựng quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính đối với toàn bộ các thủ tục hành chính thuộc phạm vi giải quyết và gửi hồ sơ trình (gồm Tờ trình, dự thảo Quyết định phê duyệt) đến Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ.
b) Căn cứ vào Quyết định công bố của bộ, cơ quan ngang bộ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Phòng có chức năng thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm giúp Chánh Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ kiểm soát về hình thức, nội dung quy trình nội bộ trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phê duyệt
[...]
Như vậy, nguyên tắc xây dựng quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa như sau:
- Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước
- Bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn triển khai tại cơ quan.
Tổ chức việc thực hiện toàn bộ quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 01/2018/TT-VPCP quy định cụ thể như sau:
Điều 6. Tổ chức việc thực hiện toàn bộ quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa
1. Các thủ tục hành chính được tổ chức thực hiện toàn bộ quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa khi đáp ứng tối thiểu các điều kiện sau:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b khoản 5 Điều 14 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP.
b) Được phép phân cấp hoặc ủy quyền cho Bộ phận Một cửa, cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửa xem xét, thẩm định, thẩm tra, xác minh hồ sơ và phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
c) Bộ phận Một cửa có đủ nguồn lực và điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp hoặc ủy quyền.
[....]
Theo đó, tổ chức việc thực hiện toàn bộ quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa như sau:
(1) Các thủ tục hành chính được tổ chức thực hiện toàn bộ quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa khi đáp ứng tối thiểu các điều kiện sau:
- Không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b khoản 5 Điều 14 Nghị định 61/2018/NĐ-CP.
- Được phép phân cấp hoặc ủy quyền cho Bộ phận Một cửa, cán bộ, công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửa xem xét, thẩm định, thẩm tra, xác minh hồ sơ và phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.
- Bộ phận Một cửa có đủ nguồn lực và điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp hoặc ủy quyền.
(2) Văn phòng bộ, cơ quan ngang bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan đơn vị chuyên môn tổ chức việc thực hiện toàn bộ quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa.
(3) Các cơ quan, đơn vị chuyên môn cử công chức, viên chức đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 61/2018/NĐ-CP và có đủ trình độ, năng lực chuyên môn và thẩm quyền để thực hiện toàn bộ quy trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?