Chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường được áp dụng trong trường hợp nào?
Chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường được áp dụng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 98 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường được áp dụng trong các trường hợp dưới đây:
- Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản.
- Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng; có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp; tiêu chuẩn đánh giá quan trọng nhất là giá, không có hoặc ít có yếu tố tác động của chi phí vòng đời.
- Nhóm hàng hóa, dịch vụ có thể áp dụng chào giá trực tuyến bao gồm:
+ Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng cơ bản (quặng sắt, cốt liệu đường, vật liệu xây dựng, ống đồng và các nguyên liệu khác).
+ Thiết bị công nghệ thông tin đã được chuẩn hóa gồm máy tính, hộp mực, các modem và các thiết bị khác.
+ Giấy in, giấy photocopy, vật tư đơn giản, bóng đèn.
+ Mua quyền sử dụng phần mềm thương mại; năng lượng, than hoặc khí đốt.
+ Hóa chất.
+ Dịch vụ vận chuyển.
+ Dịch vụ vệ sinh.
+ Dịch vụ bảo trì.
+ Các hàng hóa, dịch vụ khác đáp ứng theo quy định.
Chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường được áp dụng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Chi phí nộp hồ sơ dự thầu trong lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đối với đấu thầu chào giá trực tuyến là bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm b khoản 11 Điều 12 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 12. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu
[...]
11. Chi phí trong lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:
a) Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là 330.000 đồng cho 01 năm (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Nhà thầu nộp chi phí này kể từ năm thứ hai trở đi sau năm đăng ký tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
b) Chi phí nộp hồ sơ dự thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là: 330.000 đồng cho 01 gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường; 220.000 đồng cho 01 gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) đối với chào hàng cạnh tranh;
c) Chi phí đối với nhà thầu trúng thầu của gói thầu đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, chào giá trực tuyến theo quy trình thông thường áp dụng đấu thầu qua mạng:
Đối với gói thầu không chia phần: tính bằng 0,022% giá trúng thầu nhưng tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Đối với gói thầu chia thành nhiều phần, tổng chi phí nhà thầu trúng thầu đối với tất cả các nhà thầu trúng thầu không vượt mức tối đa là 2.200.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng). Trường hợp giá trị của 0,022% nhân với tổng giá trúng thầu của gói thầu thấp hơn hoặc bằng 2.200.000 đồng thì chi phí nhà thầu trúng thầu của mỗi nhà thầu được tính bằng 0,022% tổng giá trị trúng thầu đối với các phần mà nhà thầu trúng thầu. Trường hợp giá trị của 0,022% nhân với tổng giá trúng thầu của gói thầu vượt mức 2.200.000 đồng thì chi phí nhà thầu trúng thầu của mỗi nhà thầu được tính theo công thức sau:
[...]
Theo đó, hiện nay chi phí nộp hồ sơ dự thầu trong lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đối với đấu thầu chào giá trực tuyến là 330.000 đồng cho 01 gói thầu (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Điều kiện để được tổ chức đấu thầu quốc tế lựa chọn nhà thầu là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Luật Đấu thầu 2023, các điều kiện để được tổ chức đấu thầu quốc tế lựa chọn nhà thầu bao gồm:
- Nhà tài trợ vốn cho dự án, gói thầu có yêu cầu tổ chức đấu thầu quốc tế trong điều ước quốc tế, thỏa thuận vay.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp mà nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu hoặc gói thầu được sơ tuyển, mời quan tâm hoặc đấu thầu rộng rãi trong nước trước đó nhưng không có nhà thầu tham gia.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn mà người có thẩm quyền xét thấy cần có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài để nâng cao chất lượng của gói thầu, dự án, người có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định tổ chức đấu thầu quốc tế.
- Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng một trong các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng, giá. Trường hợp hàng hóa thông dụng đã được nhập khẩu và chào bán tại Việt Nam thì không tổ chức đấu thầu quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chi tiết Lịch dương năm 2025 - Lịch vạn niên 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Thỏa ước lao động tập thể có phải đăng ký hay không?
- Điều kiện để tổ chức được hoạt động tư vấn xác định giá đất là gì?
- Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung hoạt động của ngân hàng hợp tác xã gồm những giấy tờ gì?
- Trường hợp nào Chủ tịch UBND huyện quyết định giá đất cụ thể?